Phát huy tính tích cực cho học sinh

Một phần của tài liệu (Trang 41)

7. Bố cục đề tài

3.1.3. Phát huy tính tích cực cho học sinh

Dạy học lịch sử là không phải dạy một cách máy móc, mà phải dạy để cho học sinh ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể, rõ ràng và có thể vận dụng vào bài tập, tức là phát huy tính tích cực của học sinh.

Trên thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập còn thụ động chưa có khả năng tự học cao, chỉ dựa vào những điều giáo viên truyền đạt chứ chưa có sự sáng tạo, học bài nào chỉ biết bài đó chứ chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau, vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của các em. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử là thiết yếu. Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh. Bởi sơ đồ tư duy chính là công cụ tư duy, là phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt. Với những hiệu quả trên, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đem lại hiệu quả và niềm say mê đối với học sinh.

Như vậy, sơ đồ tư duy có thể được ứng dụng rộng rãi trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh, hướng tới dạy học lấy người học làm trung tâm. Trên hết, sơ đồ tư duy rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy tích cực, một nhân tố quan trọng giúp học sinh hoàn thiện phương pháp tự học nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời.

3.2. Các hình thức và phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trƣờng THPT (chƣơng trình chuẩn)

3.2.1. Các hình thức sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam

(1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn)

Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu như: sách, tạp chí, báo, các kỷ yếu… rất phong phú. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một vấn đề bằng nhiều phương pháp như kẻ bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp… nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống và được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà chỉ được dùng tản mạn trong giới học sinh trước các mùa thi.

Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta cần hướng các em đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả

năng sáng tạo… Vì vậy ngày nay sơ đồ tư duy được sử dụng ngày càng nhiều trong

việc dạy học nội khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa.

3.2.1.1. Sử dụng trong việc dạy học nội khóa

Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide, thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên.

Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào sơ đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của học sinh. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá

Sơ đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài tập trong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút học sinh ngay lập tức. Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.

MindMap là một công cụ quan trọng, giúp ta đánh giá kiến thức của học sinh trước và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Qua đó, người giáo viên có thể theo dõi sự hiểu biết của học sinh. Sơ đồ tư duy khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá nhânvà tự đánh giá bản thân sau buổi học.

Sơ đồ tư duy còn là công cụ hữu ích để giúp cho học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của học sinh sẽ đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình.

Đầu tiên, MindMap là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả. Ta đã từng trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp khó khăn để ghi nhớ chúng. Bản đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tin chỉ bằng TỪ KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọi thông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANH TOÀN CẢNH lượng kiến thức của môn học. Sau buổi học, học sinh nhìn qua là có thể ôn lại.

Khi gặp phải vấn đề khó, theo bản năng ta sẽ trở nên hốt hoảng và lo lắng. Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn và cảm thấy căng thẳng. Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề. Học sinh có thể thông qua MindMap tìm được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.

Tony Buzan – cha đẻ của Bản đồ tư duy khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ý tưởng dù là ngẫu nhiên, điên rồ hay ngớ ngẩn. Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt TIỀM NĂNG SÁNG TẠO vô tận bên trong mỗi chúng ta.

3.3.1.2. Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa

Trong các trường phổ thông nói chung, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một quá trình nâng cao kiến thức và nhận thức, hình thành và phát triển kỹ năng hành

động trong thực tế của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với cộng đồng và thiên nhiên xung quanh.

Các hoạt động ngoại khoá có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái độ và góp phần hình thành những chuyển biến trong hành vi của học sinh, bởi các hoạt động ngoại khoá là cơ hội để các em học sinh bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học được từ các môn học, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong bài học với thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Cũng do không bị bó hẹp trong không gian lớp học và thời gian hạn hẹp của một tiết lên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp giống như một không gian mở. Học sinh có được những cơ hội để nâng cao và bồi dưỡng kiến thức và học được những kỹ năng mới được trải nghiệm trong thực tế mà giáo viên không thể tạo cơ hội cho các em tiếp thu trong khuôn khổ lớp học.

Trong các hoạt động ngoại khóa có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy. Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp các em phát huy tính tích cực, sáng tạo.

3.2.2. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn)

3.2.2.1. Tổ chức dạy học theo nhóm

Dạy học theo nhóm để giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại thì phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. Dạy học theo nhóm đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tới mục tiêu trên. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công sẵn. Hơn nữa với phương pháp này người học thực thi nhiệm vụ mà không cần sự giám sát trực tiếp, tức thời của giáo

quyết một mình mà cần thiết phải có sự cộng tác thực sự giữa các thành viên trong nhóm tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên. Hơn nữa, người dạy cần phải có yêu cầu rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa người học. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “hợp tác” nhằm nhấn mạnh đến công việc mà người học tiến hành trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ. Trong quá trình hợp tác, công việc thường được phân công ngay từ đầu cho mỗi thành viên. Cần chú ý rằng tầm quan trọng của nhiệm vụ được phân công và vai trò của nhiệm vụ sẽ quyết định động cơ học tập của người học. Người học sẽ có động cơ thực hiện nhiệm vụ của mình nếu họ biết rõ được vai trò của các nguồn thông tin ban đầu, của các nguồn lực sẵn có, biết được ý nghĩa của vấn đề, của các yếu tố đầu vào.

Đối với phương pháp thảo luận nhóm, thay vì phát phiếu học tập và hoàn thành phiếu học tập như thông thường, giáo viên có thể yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm với nội dung giáo viên đã giao thông qua các sơ đồ tư duy. Hiển nhiên, mỗi sơ đồ tư duy đó không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích cực của cả nhóm trong việc khai thác, lĩnh hội kiến thức giống như một phiếu học tập mà còn in đậm tinh thần đoàn kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm đồng thời vẫn thể hiện được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Học sinh không chỉ được khám phá kiến thức mới mà còn được sáng tạo và khẳng định bản thân, được thuyết trình, học hỏi những cách thể hiện vấn đề theo những góc cạnh khác nhau và được bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình.

Sơ đồ tư duy là công cụ tuyệt vời để ta suy nghĩ ra nhiều ý tưởng. Ta đề xuất ý tưởng của mình bằng sơ đồ sau đó cùng chia sẻ với các bạn khác. Cuối cùng cả nhóm có được rất nhiều ý kiến hay giải pháp sáng tạo.

3.2.2.2. Tổ chức dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp phổ biến ở trường phổ thông hiện nay. Giờ học nêu vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh.

Tình huống có vấn đề, theo M.I. Macsmucốp tình huống có vấn đề: “đó là trở ngại về trí tuệ con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình thực tế, khi chưa đạy tới mục đích bằng cách thức, hành

động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức hiệu quả sáng tạo” [7, tr 49]. Vậy nên, khi dạy học giáo viên kết hợp với sơ đồ tư duy với dạy học nêu vấn đề, gợi lên sự thích thú trong học tập cho học sinh, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, tạo nên sự thích thú trong học tập.

Khi gặp phải vấn đề ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề. Phương pháp để tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề là hãy đưa ra thật nhiều giải pháp. MindMap cho ta cái nhìn tổng quan sau đó ta hãy lựa chọn giải pháp thực tế và thiết thực nhất dành cho mình. Học sinh có thể thông qua MindMap tìm được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.

Giáo viên đưa ra một vấn đề có tính tình huống và yêu cầu học sinh giải quyết trong thời gian ngắn và theo hình thức “tiếp sức”. Các học sinh sẽ lần lượt “bật” ra ý tưởng càng nhanh càng tốt, cho đến khi thời gian kết thúc. Khi đó, vấn đề có tính tình huống giáo viên đưa ra được thể hiện ở trung tâm của sơ đồ tư duy thông qua một bức tranh hay hình ảnh đồ họa. Mỗi ý tưởng của học sinh là một phân nhánh cấp 1. Kết thúc cuộc chơi, ta sẽ có một sản đồ tư duy đồ sộ là tập hợp sức mạnh tư duy của cả tập thể, đồng thời kích thích sự tham gia, hứng thú và nhiệt tình của tất cả người học trên tinh thần tôn trọng và học hỏi.

3.2.2.3. Tổ chức hoạt động tự học

Việc tự học, độc lập nghiên cứu tìm tòi của học sinh trong mọi khâu học tập không chỉ gây hứng thú mà còn xác định trách nhiệm của học sinh đối với học tập, rèn luyện thói quen, kĩ năng trong học tập. Vậy việc kết hợp sư đồ tư duy với việc tự học giúp cho học sinh tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác,vững chắc, được suy nghĩ nhận thức sâu sắc và có thể vận dụng môt cách thành thạo. Gây hứng thú học tập, sự cố gắng nỗ lực của học sinh.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức về bản chất cũng giống như việc xây dựng sơ đồ trên, đều phát triển các nhánh theo cấu trúc của vấn đề. Tuy nhiên, ở sơ đồ tư duy, hệ thống kênh chữ sẽ được xúc tích hơn nữa, màu sắc cũng được sử dụng linh hoạt và phát huy hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy

năng ghi nhớ của học sinh, rất phù hợp để học sinh tự học và ghi nhớ kiến thức cho mình, sơ đồ này rất thuận lợi cho việc tự học, củng cố và hệ thống hóa kiến thức.

Thi cử là nỗi ám ảnh của học sinh, giải pháp cho các em là hãy lập MindMap cho từng môn học ngay từ đầu năm, thêm vào những ý chính, quan trọng. Dành ra khoảng 5 phút mỗi ngày để xem lại bổ sung, cập nhật những kiến thức học được mỗi ngày. Thông tin từ các nhánh trong sơ đồ tư duy sẽ liên kết với nhau. Cuối cùng những kiến thức sẽ được ghi nhớ một cách chủ động. Việc thi cử giờ đã trở nên dễ dàng. Từ đó, kích thích sự sáng tạo, tạo nên hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập của bản thân.

3.3. Thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Mục đích thực nghiệm

Để khẳng định và kiểm chứng tính khả thi của đề tài chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm một số trường THPT trên địa bàn Quảng Nam, về việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).

3.3.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm

Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng khối lớp 11 tại trường THPT Quang Trung và trường THPT Âu Cơ trên địa bàn Quảng Nam.

3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành

* Nội dung:

Tôi chọn bài 20:“Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân

dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (tiết 2)” (phụ lục 5). Trong bài này chủ yếu dùng sơ đồ tư duy được thiết kế sẵn để nhằm làm rõ

Một phần của tài liệu (Trang 41)