7. Bố cục đề tài
2.2.2. Đảm bảo tính khoa học
Trong nghiên cứu và học tập lịch sử cũng như các khoa học khác, tính chính xác là một yêu cầu chung. Trong một ý nghĩa nhất định, tính khoa học đồng nghĩa với tính chính xác. Các môn khoa học, trong đó có Lịch sử, đòi hỏi sự chính xác về tài liệu, sự kiện, quan điểm phương pháp luận. Mặt khác, khi nghiên cứu, học tập tính khoa học luôn gắn liền với tính tư tưởng. Tính tư tưởng của chúng ta là tính Đảng vô sản. Để qua đó biến công tác dạy học lịch sử trở thành một công cụ đấu tranh chống lại những quan điểm xuyên tạc, sai lầm, làm ảnh hưởng đến Đảng, dựa trên mục tiêu bài học tránh sai lệch kiến thức chuẩn.
Sơ đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh, vì vậy, khi thiết kế sơ đồ tư duy cần đảm bảo tính khoa học. Tính khoa học được thể hiện qua việc lựa chọn những sự kiện cơ bản, chính xác nhất, rõ nhất để tạo điều kiện hình thành cơ sở cho học sinh hiểu biết lịch sử.
Ví dụ khi dạy bài 21 phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, trong phần một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.
Sử dụng bản đồ tư duy để dạy cho phần này, thông qua đó học sinh có thể hiểu những nội dung cụ thể về các phong trào thông qua sự tìm hiểu tất cả phong trào, lãnh đạo, địa bàn, hoạt động, kết quả, ý nghĩa của từng phong trào, chia nhóm và cho học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy để thông qua sự tìm hiểu các em thấy được tính chất của các phong trào yêu nước thời kì này.