Tổ chức hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (Trang 46)

1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn)

3.2.2.3. Tổ chức hoạt động tự học

Việc tự học, độc lập nghiên cứu tìm tòi của học sinh trong mọi khâu học tập không chỉ gây hứng thú mà còn xác định trách nhiệm của học sinh đối với học tập, rèn luyện thói quen, kĩ năng trong học tập. Vậy việc kết hợp sư đồ tư duy với việc tự học giúp cho học sinh tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác,vững chắc, được suy nghĩ nhận thức sâu sắc và có thể vận dụng môt cách thành thạo. Gây hứng thú học tập, sự cố gắng nỗ lực của học sinh.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức về bản chất cũng giống như việc xây dựng sơ đồ trên, đều phát triển các nhánh theo cấu trúc của vấn đề. Tuy nhiên, ở sơ đồ tư duy, hệ thống kênh chữ sẽ được xúc tích hơn nữa, màu sắc cũng được sử dụng linh hoạt và phát huy hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy

năng ghi nhớ của học sinh, rất phù hợp để học sinh tự học và ghi nhớ kiến thức cho mình, sơ đồ này rất thuận lợi cho việc tự học, củng cố và hệ thống hóa kiến thức.

Thi cử là nỗi ám ảnh của học sinh, giải pháp cho các em là hãy lập MindMap cho từng môn học ngay từ đầu năm, thêm vào những ý chính, quan trọng. Dành ra khoảng 5 phút mỗi ngày để xem lại bổ sung, cập nhật những kiến thức học được mỗi ngày. Thông tin từ các nhánh trong sơ đồ tư duy sẽ liên kết với nhau. Cuối cùng những kiến thức sẽ được ghi nhớ một cách chủ động. Việc thi cử giờ đã trở nên dễ dàng. Từ đó, kích thích sự sáng tạo, tạo nên hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập của bản thân.

3.3. Thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Mục đích thực nghiệm

Để khẳng định và kiểm chứng tính khả thi của đề tài chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm một số trường THPT trên địa bàn Quảng Nam, về việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).

3.3.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm

Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng khối lớp 11 tại trường THPT Quang Trung và trường THPT Âu Cơ trên địa bàn Quảng Nam.

3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành

* Nội dung:

Tôi chọn bài 20:“Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân

dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (tiết 2)” (phụ lục 5). Trong bài này chủ yếu dùng sơ đồ tư duy được thiết kế sẵn để nhằm làm rõ các nội dung sau:

- Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì lần thứ hai (1882 - 1883)

- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến

- Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng

Trước khi tiến hành thực nghiệm, được sự giúp đỡ từ phía Lãnh đạo nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn. Chúng tôi đã có điều kiện thuận lợi để tiến hành thực nghiệm đề tài ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở các trường THPT.

Chúng tôi đã thực nghiệm bằng công tác điều tra dự giờ thăm lớp, xử lí phiếu điều tra. Để đảm bảo độ tin cậy, trước giờ dự giờ, lấy kết quả chúng tôi gửi trước cho giáo viên thời gian khá dài để nghiên cứu giáo án thực nghiệm và tiến hành dạy một số tiết ở một số lớp theo giáo án cô trò đã làm quen trước.

Sau khi đã tìm hiểu được tình hình thực tế tại các trường, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp. Sau đó, tiến hành dạy các tiết chính thức để lấy kết quả khách quan bằng phương pháp thống kê toán học, kết quả thực nghiệm và đối chứng để xử lí số liệu và cho ra kết quả cuối cùng.

3.3.4. Kết quả thực nghiệm

Phân tích kết quả thực nghiệm phần bài giảng (phụ lục 6).

Phân tích kết quả kiểm tra mức độ nhớ kiến thức của học sinh (phụ lục 7). Qua thực nghiệm ở 2 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Tính điểm trung bình cộng kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Học sinh lớp thực nghiệm: ̅ Học sinh lớp đối chứng: ̅

+ Tính phương sai của phép đo kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Lớp thực nghiệm:

Lớp đối chứng:

=> Độ lệch chuẩn quang giá trị trung bình cộng của điểm số ở bài kiểm tra lớp thực nghiệm (6.7) và lớp đối chứng là (4.3) là khác nhau. Phương sai của lóp thực nghiệm (3.85) nhỏ hơn so với lớp đối chứng (5.12).

+ Tính giá trị đại lượng kiểm định (t) và giá trị tới hạn ( ): t ̅ ̅ √ = 12.2

+ Giá trị tới hạn ( ) tìm trong bản Student tương ứng: .

Tương ứng với giá trị k nếu chọn sai số cho phép 0.02 cho giá trị giới

hạn ( ) 3.09.

Như vậy, so sánh (t) và ( ): t > => Đề tài khóa luận có tính khả thi. Thực nghiệm với bài giảng sử dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy

học mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút học sinh vào bài giảng, làm cho kết quả học tập của học sinh nâng cao.

Không khí học tập ở các lớp thực nghiệm luôn sôi nổi và hào hứng, tạo nên không gian học tập thỏa mái và vui vẻ, bên cạnh đó phát huy tối đa tính tích cực của học sinh.

Qua kết quả kiểm tra mức độ nhớ kiến thức của học sinh cho thấy kĩ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm (Giáo án sử dụng CNTT thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử) nổi trội hơn so với lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm rất hứng thú với phương pháp học này.

Từ kết quả phân tích cho thấy lớp thực nghiệm có mức độ nhớ kiến thức thông qua việc dạy sơ đồ tư duy của giáo viên chắc chắn hơn và phát huy được khả năng tư duy của các em.

Như vậy, qua thực nghiệm và kết quả đạt được từ đợit thực nghiệm tại 2 trường THPT ở tỉnh Quảng Nam (THPT Âu Cơ, THPT Quang Trung). Kết quả đã cho thấy, việc ứng dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy hoc lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).

KẾT LUẬN

Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Vì vậy không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên việc tất yếu không thể không tiến hành là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau.

Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là phải có sự kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.

Như vậy, cần phải thay đổi quan niệm rằng học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử tức là không phải là sự cung cấp sẵn cho học sinh những thông tin về các sự kiện đã diễn ra mà học sinh phải được làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử, rồi tự phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện đó mà hình thành dần trong nhận thức, thông qua kiến thức đã được lĩnh hội, có thể vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Học tập lịch sử ở trường THPT cũng như các môn học khác không những tích lũy kiến thức mà phải phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Do vậy, việc dạy Lịch sử bằng sơ đồ tư duy là con đường hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Trong khuôn khổ đề tài khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế sơ đồ tư duy từ các phần mềm. Qua đó, thấy được những ưu điểm thật sự khả thi, bên cạnh đó cũng gặp phải một số khó khăn cụ thể, nhưng bằng tâm huyết, lương tâm, lòng yêu nghề của mình, trước hết là bản thân tôi, mỗi giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng việc giảng dạy theo khuynh hướng phát triển năng lực học sinh, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy và mong muốn tìm ra phương pháp dạy học mới, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học của nước ta.

được vai trò quan trọng của bộ môn này, có xu hướng học lệch, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề học tập của bản thân. Để nâng cao chất lượng dạy học cơ quan sở, nghành, trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học, ngày càng đổi mới phương pháp dạy học để các em có thể tiếp cận các phương pháp học tập giúp phát triển tư duy, và tự mình vận dụng những phương pháp đó vào việc tự học để nâng cao chất lượng học tập của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, NXB

Văn hóa thông tin.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Lịch sử lớp 11, NXB Giáo dục Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo viên lịch sử phổ thông trung học

lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo cục nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở Giáo dục (2014), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, nâng cao năng lực lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

5. Buzan Tony & Bary (2008), The Minmap – Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Đình Châu (2009), “Sử dụng Bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập”, Tạp chí Giáo dục.

7. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2006), Các con đường và biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2005), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư

phạm, NXB Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Côi (2007), “Hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông thực trạng và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 7 (375).

10. Nguyễn Anh Dũng (chủ biên), Trần Vĩnh Tường (2004), Những vấn đề

chung về bộ môn Phương pháp dạy học lịch sử ở trường cao đẳng sư phạm, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

11. N.G. Đari (1978), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

12. Nguyễn Vũ Minh Hạnh (2012), “Ứng dụng công nghệ thông tin để tăng

hiệu quả dạy và học tích cực cho trường THPT chuyên”, Tạp chí Giáo dục, số 293/

kì 3 (9/2012).

14. Nguyễn Thế Hùng (2003), Multimedia và ứng dụng trong thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Mạnh Hưởng (2010), “Đặc trưng của việc dạy-học Lịch sử và con

đường hình thành kiến thức cho học sinh với sự hỗ trợ của CNTT”, Tạp chí Giáo

dục, số 235.

16. Nguyễn Mạnh Hưởng (2012), “Việc rèn luyện kỹ năng vận dụng CNTT cho

sinh viên ngành sư phạm khoa Lịch sử, Trường đại học sư phạm Hà Nội”, Kỷ yếu

Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay, Đà Nẵng.

17. Nguyễn Văn Khải (chủ biên), (2012), Tài liệu hướng dẫn tăng cường sư phạm cho giảng viên các trường đào tạo giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp, NXB Giáo dục Việt Nam.

18. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2010), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam.

19. Nguyễn Đình Lễ, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên, Trần Bá Đệ, Nguyễn Ngọc Cơ (1998), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Phan Ngọc Liên (chủ biên), (2008), Đổi mới nội dung phương pháp dạy học

lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2010), Nguyễn Thị Côi, Tịnh Đình Tùng,

Phương pháp dạy học Lịch sử, tập I, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) (2003), Phương pháp dạy học lịch

sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Phan Ngọc Liên (chủ biên), (1997), Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử, NXB Đại học sư phạm Huế.

24. Phan Ngọc Liên (chủ biên), (1999), Thiết kế bài giảng Lịch sử ở trường trung học cơ sở, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25. Ngô Minh Oanh (chủ biên) (2006), “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông”, NXB Đại học sư phạm Hồ Chí Minh.

26. Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2006), Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2014), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử,

NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

28. Trịnh Đình Tùng (2008), “Nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường THPT”, Hội thảo Khoa học Quốc gia: Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT hiện nay, Hà Nội, 11/4/2008.

29. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Mạnh Hưởng

(2010), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử ở trường

Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

VỀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT

(Dùng cho học sinh trường THPT)

1. Theo các em, trong dạy học Lịch sử việc sử dụng sơ đồ tư duy có cần thiết hay không?

A) Rất cần thiết B) Bình thường C) Không cần thiết

2. Em có hứng thú khi được học sơ đồ tư duy không? A) Rất hứng thú

B) Hứng thú

C) Không hứng thú

3. Các em có sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học môn Lịch sử hay không? A. Thường xuyên

B. Thỉnh thoảng C. Chưa bao giờ

4. Mỗi tiết học ứng dụng công nghệ thông tin em có di chuyển phòng học hay không?

A. Không. Học ngay tại phòng

B. Có. Di chuyển đến phòng khác học C. Có phòng dành cho bộ môn

5. Theo em việc học bằng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả gì? A. Khắc sâu kiến thức

B. Giúp học sinh học tập tích cực C. Các em có hứng thú với môn học

6. Thầy (cô) có thường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử hay không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT

VỀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT

(Dùng cho giáo viên trường THPT)

1. Thầy (cô) sử dụng sơ đồ tư duy trong việc tổ chức các hoạt động dạy học Lịch sử A. Do mang lại hiệu quả giờ học Lịch sử

B. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay C. Để thay đổi không khí trong lớp học

2. Thái độ của học sinh như thế nào khi thầy (cô) sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử?

A. Rất hứng thú, tham gia nhiệt tình B. Bình thường

C. Không hợp tác

3. Khi tiến hành vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thầy (cô) gặp khó khăn gì?

A. Phòng công nghệ thông tin của trường không đảm bảo B. Mất nhiều thời gian để chuẩn bị

C. Học sinh không thích học

4. Theo thầy (cô) vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử mang lại hiệu quả gì? A. Hỗ trợ quá trình dạy học

Một phần của tài liệu (Trang 46)