PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 25)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp này áp dụng để thu thập số liệu, thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây về đặc điểm sinh học, sinh thái của cua Đá trong và ngoài nước cũng như hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá dựa vào cộng đồng. Đồng thời, những thông tin này được tham khảo để thiết kế bảng câu hỏi và viết báo cáo.

2.3.2. Phương pháp xác định số lượng người phỏng vấn

Nghiên cứu xác định số lượng người phỏng vấn dựa trên công thức của Nancy J. Helen F. Clair E, 2004 [22]:

n = 𝑁 1+𝑁(𝑒)2

Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra N: Số lượng tổng thể

Trong nghiên cứu này, số nhân khẩu tại khu vực nghiên cứu N = 2265 nhân khẩu (2013, [17]). Sai số tiêu chuẩn được chọn e = 0.07 (ứng với mức độ tin cậy là 93%). Theo công thức trên, ta có lượng mẫu cần xác định là:

n = 2265

1+2265(0.07)2 = 187,21

Nghiên cứu chọn số phiếu điều tra là 190 phiếu.

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn

Để thu thập thông tin tối đa, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phương pháp phỏng vấn sâu đã được thực hiện. Sau khi thiết kế phiếu khảo sát, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn thử để kiểm tra độ tin cậy của phiếu khảo sát.

a. Nội dung phiếu khảo sát (được đính kèm ở Phụ lục 1).

Nhận thức của cộng đồng về các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá: câu 6, câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12, câu 14, câu 15.

Mức độ hiểu của cộng đồng về ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá: câu 13.

Mức độ chấp nhận các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá: câu 16, câu 17.

Mức độ thực hiện các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá: câu 18, câu 19, câu 21.

Mức độ duy trì các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá: câu 2, câu 3, câu 4, câu 5.

Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm: câu 1, câu 20, câu 21, câu 22.

b. Đối tượng, thời gian và cấu trúc mẫu phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn: Cộng đồng người dân thuộc 4 thôn: thôn Cấm, thôn Bãi Làng, thôn Bãi Hương, thôn Bãi Ông (190 người).

Thời gian phỏng vấn: Phỏng vấn được tiến hành từ 26/01/2015 đến 27/3/2015.

Cấu trúc mẫu phỏng vấn theo các yếu tố phụ thuộc

Nghiên cứu cần kiểm định sự phụ thuộc của nhận thức, hành vi cộng đồng theo yếu tố nghề nghiệp và độ tuổi nên cấu trúc mẫu phỏng vấn đã được phân theo các yếu tố trên. Kết quả tỉ lệ mẫu phỏng vấn theo nghề nghiệp, độ tuổi được thể hiện lần lượt qua các biểu đồ 2.1 và 2.2:

Hình 2.2. Cấu trúc mẫu phỏng vấn theo nghề nghiệp

Hình 2.3. Cấu trúc mẫu phỏng vấn theo độ tuổi

2.3.4. Phương pháp quan sát hành vi cộng đồng:

Để góp phần điều tra nhận thức cộng đồng, phương pháp quan sát hành vi cộng đồng đã được áp dụng. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2014 đến tháng 4/2015, nghiên cứu đã tiến hành 5 đợt khảo sát thực địa bao gồm phỏng vấn và quan sát hành vi. Tiêu chí đặt ra trong quá trình quan sát là mức độ chấp hành và tham gia các quy định, quy chế phục vụ cho công tác bảo vệ và khai thác bền vững cua

7,9% 5,8% 19,5% 30,5% 14,7% 8,9% 12,6% Tổ cộng đồng khai thác cua Đá Cán bộ, công chức Học sinh, sinh viên Ngư nghiệp Tiểu thương Dịch vụ du lịch Khác 18,4% 21,1% 44,2% 16,3% Từ 12 đến 18 tuổi Từ 18 đến 40 tuổi Từ 41 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi

Đá. Cụ thể ở đây là xác định tần suất xảy ra hoạt động khai thác và buôn bán trái phép cua Đá, tần suất tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn cua Đá được tổ chức tại địa phương.

2.3.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Tất cả dữ liệu nghiên cứu thu thập được đều xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là phần mềm thống kê, phân tích dữ liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội đặc biệt là trong tâm lý học, tiếp thị và xã hội học.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xác định tần suất của các tiêu chí đánh giá qua lệnh Descriptive statistics - Frequencies; xác định sự phụ thuộc của các mức độ nhận thức theo yếu tố nghề nghiệp và độ tuổi qua lệnh kiểm định Chi- Square (Chi bình phương) với độ tin cậy là α = 0,05.

Để xác định sự phụ thuộc của các mức độ nhận thức theo yếu tố nghề nghiệp và độ tuổi, nghiên cứu đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết H0: “Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mức độ nhận thức của cộng đồng theo yếu tố nghề nghiệp/độ tuổi”. Và giả thuyết H1: “Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mức độ nhận thức của cộng đồng theo yếu tố nghề nghiệp/độ tuổi”. Nghiên cứu thực hiện kiểm định Chi-bình phương, xác định giá trị p-value và so sánh với độ tin cậy α = 0,05.

Chấp nhận H0 nếu p-value > α (các mức độ nhận thức của cộng đồng không có phụ thuộc vào yếu tố nghề nghiệp/độ tuổi) và bác bỏ H1.

Bác bỏ H0 nếu p-value α (các mức độ nhận thức của cộng đồng có phụ thuộc vào yếu tố nghề nghiệp/độ tuổi) và chấp nhận H1.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG CUA ĐÁ

(Gecarcoidea lalandii) CÙ LAO CHÀM

3.1.1. Nhu cầu xây dựng và phát triển hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm

Dựa trên khung phân tích“Các nguyên nhân khiến số lượng cua Đá suy giảm” [12], nghiên cứu phân tích mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả của sự suy giảm nguồn lợi cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm.

Hình 3.1. Nguyên nhân – hậu quả suy giảm nguồn lợi cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Sản lượng cua Đá suy giảm Công trình xây dựng Mất bãi đẻ Khai thác cạn kiệt

Giảm số lượng Giảm kích thước

Ô nhiễm môi trường Sức ép từ du lịch Chất thải của cộng đồng địa phương

Không còn cua để khai thác

Tuyệt chủng Mất sinh kế

(người dân)

Mất đa dạng sinh học, tài nguyên bản địa

Cuộc sống không ổn định

Nhu cầu khách du lịch tăng

Giá cua tăng cao Khai thác không

hợp lý Tiếp tục suy giảm

DLST, thương hiệu Cù Lao Chàm Kinh tế - xã hội – văn hóa địa phương Sinh kế mới

Qua sơ đồ phân tích trên, ta có thể thấy được nguyên nhân khiến nguồn lợi cua Đá suy giảm. Việc xây dựng các công trình công cộng đã làm mất khá lớn diện tích bãi đẻ của loài cua này. Bên cạnh đó, các chất thải từ người dân địa phương và khách du lịch vẫn chưa có kế hoạch xử lý phù hợp, điều này có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của cua Đá, đặc biệt khi động vật này sống phụ thuộc vào cả hai môi trường rừng và biển. Hoạt động khai thác trái phép, cạn kiệt nguồn lợi cua Đá cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn lợi cua Đá suy giảm. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy số lượng cua Đá có thể giảm 80% so với trước đây [10, 11, 13], và qua kết quả khảo sát ý kiến cộng đồng, có đến 59,9% cộng đồng cho rằng hoạt động khai thác trái phép cua Đá là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng cua Đá suy giảm. Sự suy giảm nguồn lợi cua Đá nếu không có kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý thì sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loài, không chỉ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, tài nguyên bản địa mà còn là sinh kế người dân nói riêng và tình hình phát triển du lịch sinh thái, kinh tế - văn hóa – xã hội Cù Lao Chàm nói chung. Hậu quả của các vấn đề trên không chỉ dừng lại ở sự tận diệt nguồn lợi cua Đá mà còn là nguyên nhân khiến cộng đồng quay sang hướng khai thác mới và tận diệt nguồn tài nguyên khác.

Đứng trước thực trạng trên, hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

(Gecarcoidea lalandii) ngày càng đóng một vai trò quan trọng và trở thành nhu cầu cấp thiết đảm bảo sự cân bằng giữa sinh kế cộng đồng và hoạt động bảo tồn – một vấn đề đáng lưu tâm tại các Khu bảo tồn hiện nay.

3.1.2. Nội dung và ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm

a. Nội dung của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm

Sau nhiều năm nghiên cứu và thực nghiệm, hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm là một hoạt động ý nghĩa đã được triển khai áp dụng. Các quy định, quy chế bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá được ban hành dựa trên sự kế thừa từ nguồn tri thức khoa học, tri thức địa phương và sự tham gia của cộng đồng.

Hình 3.2. Cơ sở của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Tri thức khoa học đã chứng minh được thời gian sinh sản của cua Đá kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, cua Đá trưởng thành phải đạt từ 7cm trở lên [1,11]. Đó là cơ sở để tiến hành khai thác hợp lý cua Đá dựa trên phương diện sinh học và là tiền đề cho quy định khai thác cua Đá ra đời. Tri thức địa phương cũng đã được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cua Đá, kích thước và thời gian khai thác cua phù hợp. Tri thức này còn thể hiện qua sự tham gia của cộng đồng ngay từ bước đầu xây dựng hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Các quy định, quy chế ban hành đã được sự thống nhất của cộng đồng qua các cuộc họp tổ; các cuộc hội thảo, tập huấn, hội thi sáng tác logo nhãn sinh thái dành cho cua Đá cũng được sự hưởng ứng từ cộng đồng. Dựa trên tri thức khoa học, tri thức địa phương và sự tham gia của cộng đồng, hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá đã dần được hình thành và cụ thể hóa bằng việc ban hành các quy chế, quy định sau:

Quy định khai thác cua Đá: chỉ khai thác cua Đá có kích thước chiều ngang mai cua từ 7cm trở lên, không khai thác cua mang trứng, khai thác đúng mùa vụ (từ ngày 01 tháng 03 đến ngày 31 tháng 7 hằng năm).

Quy chế hoạt động của Tổ cộng đồng khai thác cua Đá: thành lập Tổ cộng đồng bảo vệ và khai thác cua Đá, chỉ có Tổ này mới được phép khai thác cua Đá và số tiền thu được từ bán cua Đá hợp pháp sẽ được trích 10% vào công tác quản lý và bảo tồn cua Đá.

Quy định về nhãn sinh thái: cua Đá đạt chuẩn theo quy định khai thác cua Đá sẽ được dán nhãn sinh thái, trở thành cua hợp pháp và được buôn bán ra thị trường. Cua Đá không dán nhãn sinh thái buôn bán ra thị trường là cua Đá bất hợp

Tri thức khoa học Tri thức địa phương Sự tham gia của cộng đồng

Hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Ban hành các quy chế, quy định

pháp. Các đối tượng khai thác và buôn bán lén lút cua Đá sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đối với các đối tượng thuộc Tổ cộng đồng khai thác cua Đá, nếu vi phạm sẽ bị khai trừ ra khỏi Tổ.

Đối với các đối tượng kinh doanh, nếu vi phạm lần đầu sẽ bị phạt hành chính 500.000VNĐ và đình chỉ 3 ngày hoạt động kinh doanh; nếu vi phạm lần 2, sẽ phạt hành chính, và đình chỉ 1 tuần hoạt động kinh doanh; nếu vi phạm lần 3, sẽ phạt hành chính và thu hồi giấy phép kinh doanh.

Bên cạnh đó, điểm nổi bật của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm là hoạt động dán nhãn sinh thái dành cho cua Đá. Nhãn sinh thái có 2 công năng lớn: vừa là công cụ để quản lý về số lượng, kích cỡ cua được đánh bắt bởi cộng đồng và vừa là phương tiện truyền thông để bảo tồn và phát triển bền vững đối tượng quý này tại địa phương [3]. Với những công năng trên, tiêu chí và ý nghĩa của hoạt động dán nhãn sinh thái được xem như là một chỉ số đánh giá nhận thức của cộng đồng về tiêu chí và ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm.

b. Ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm

Kể từ khi xây dựng (Trinh, 2012 [12]), hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm phải đảm bảo được các lợi ích sau:

Lợi ích cho hoạt động dịch vụ du lịch.

Cua Đá phải là một sản phẩm du lịch mang lại lợi ích không chỉ cho nhóm khai thác cua Đá mà còn các nhóm cộng đồng khác tại Cù Lao Chàm.

Lợi ích mang lại cho việc bù đắp các dịch vụ sinh thái, môi trường đặc biệt là đảm bảo sự bền vững cho sự tồn tại và phát triển của cua Đá.

Lợi ích mang lại cho sự phát triển sinh kế của cộng đồng Cù Lao Chàm.

Lợi ích mang lại từ việc khẳng định dấu ấn của cua Đá tại Cù Lao Chàm đối với du khách.

Dựa trên cơ sở những lợi ích đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra 5 ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm, đó là:

Tạo cơ hội cho nguồn lợi cua Đá được phục hồi, khai thác hợp lý. Góp phần tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo sinh kế cộng đồng.

Đem lại thương hiệu riêng cho cua Đá Cù Lao Chàm nhằm phát triển các hoạt động du lịch sinh thái.

Bảo tồn đa dạng sinh học, bù đắp các dịch vụ sinh thái môi trường.

Bảo vệ môi trường rừng, biển Cù Lao Chàm thông qua các hoạt động bảo tồn cua Đá.

Thông qua các hoạt động khai thác dựa trên phương diện sinh thái, sinh học đã được xác định, nguồn lợi cua Đá sẽ được phục hồi và khai thác hợp lý. Điều này sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên bản địa. Nhãn sinh thái dành cho cua Đá đã đưa cua Đá trở thành thương hiệu riêng của du lịch sinh thái của Cù Lao Chàm. Hoạt động này không chỉ góp phần tăng thu nhập cho người dân sinh sống bằng nghề khai thác cua Đá mà còn đảm bảo sinh kế cho cộng đồng khi hoạt động du lịch phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động trích quỹ bảo tồn từ 10% số tiền bán được cua Đá dán nhãn sinh thái là hoạt động mang nhiều ý nghĩa, đại diện cho sự bù đắp các dịch vụ sinh thái môi trường tại địa phương. Vì cua Đá là loài động vật sống ở cả hai môi trường rừng và biển nên nếu các hoạt động bảo tồn cua Đá được xây dựng hợp lý thì môi trường rừng biển Cù Lao Chàm cũng sẽ được bảo vệ.

3.1.3. Mối liên hệ giữa các mức độ phát triển của nhận thức và hoạt động bảo vệ, khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii)

Hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm chỉ thật sự bền vững khi nó gắn liền với sự phát triển của nhận thức cộng đồng. Cộng đồng không chỉ cần biết các thông tin về các quy định, quy chế đã ban hành mà còn phải hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của nó mang lại. Từ đó, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, thuyết phục cộng đồng chấp nhận, thực hiện các hành vi tích cực bảo vệ và

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)