3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.1.1. Nhu cầu xây dựng và phát triển hoạt động bảo vệ và khai thác bền
bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm
Dựa trên khung phân tích“Các nguyên nhân khiến số lượng cua Đá suy giảm” [12], nghiên cứu phân tích mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả của sự suy giảm nguồn lợi cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm.
Hình 3.1. Nguyên nhân – hậu quả suy giảm nguồn lợi cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Sản lượng cua Đá suy giảm Công trình xây dựng Mất bãi đẻ Khai thác cạn kiệt
Giảm số lượng Giảm kích thước
Ô nhiễm môi trường Sức ép từ du lịch Chất thải của cộng đồng địa phương
Không còn cua để khai thác
Tuyệt chủng Mất sinh kế
(người dân)
Mất đa dạng sinh học, tài nguyên bản địa
Cuộc sống không ổn định
Nhu cầu khách du lịch tăng
Giá cua tăng cao Khai thác không
hợp lý Tiếp tục suy giảm
DLST, thương hiệu Cù Lao Chàm Kinh tế - xã hội – văn hóa địa phương Sinh kế mới
Qua sơ đồ phân tích trên, ta có thể thấy được nguyên nhân khiến nguồn lợi cua Đá suy giảm. Việc xây dựng các công trình công cộng đã làm mất khá lớn diện tích bãi đẻ của loài cua này. Bên cạnh đó, các chất thải từ người dân địa phương và khách du lịch vẫn chưa có kế hoạch xử lý phù hợp, điều này có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của cua Đá, đặc biệt khi động vật này sống phụ thuộc vào cả hai môi trường rừng và biển. Hoạt động khai thác trái phép, cạn kiệt nguồn lợi cua Đá cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn lợi cua Đá suy giảm. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy số lượng cua Đá có thể giảm 80% so với trước đây [10, 11, 13], và qua kết quả khảo sát ý kiến cộng đồng, có đến 59,9% cộng đồng cho rằng hoạt động khai thác trái phép cua Đá là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng cua Đá suy giảm. Sự suy giảm nguồn lợi cua Đá nếu không có kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý thì sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loài, không chỉ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, tài nguyên bản địa mà còn là sinh kế người dân nói riêng và tình hình phát triển du lịch sinh thái, kinh tế - văn hóa – xã hội Cù Lao Chàm nói chung. Hậu quả của các vấn đề trên không chỉ dừng lại ở sự tận diệt nguồn lợi cua Đá mà còn là nguyên nhân khiến cộng đồng quay sang hướng khai thác mới và tận diệt nguồn tài nguyên khác.
Đứng trước thực trạng trên, hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
(Gecarcoidea lalandii) ngày càng đóng một vai trò quan trọng và trở thành nhu cầu cấp thiết đảm bảo sự cân bằng giữa sinh kế cộng đồng và hoạt động bảo tồn – một vấn đề đáng lưu tâm tại các Khu bảo tồn hiện nay.