Xuất biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động bảo vệ và

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 51 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3. xuất biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động bảo vệ và

vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm:

Sau khi xác định mức độ nhận thức của cộng đồng, điều quan trọng là đề xuất các tác động phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm. Để đề xuất các biện pháp phù hợp, ghiên cứu áp dụng mô hình xay dựng và nâng cao nhận thức (hình 3.15) – đây cũng là mô hình phù hợp với quá trình phát triển nhận thức – ý thức cộng đồng.

Hình 3.15: Mô hình xây dựng biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng Nguồn: [16]

Đối với các đối tượng chưa được nghe, chưa được hiểu, cần tìm cách cung cấp thông tin cho các đối tượng, đơn giản hóa thông tin, thay đổi phương thức truyền thông phù hợp như tuyên truyền các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá qua loa, đài, poster, sổ tay, tham quan thực tế....

Đối với các đối tượng chưa chấp nhận, ngoài những biện pháp trên cần tìm cách thuyết phục, vận động thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn, họp dân,...

Đối với các đối tượng chưa thực hiện hành vi tích cực, cần phải tìm hiểu lý do đối tượng không áp dụng, để từ đó tìm cách tác động kịp thời bằng các công cụ hỗ trợ (như luật pháp, kinh tế, kỹ thuật...)

Đối với trường hợp cụ thể ở Cù Lao Chàm, lý do cộng đồng chưa chấp thuận hay thực hiện các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá là do mâu thuẫn giữa sinh kế người dân và hoạt động bảo tồn cua Đá; mâu thuẫn lợi ích giữa Tổ cộng đồng khai thác cua Đá và các nghề nghiệp khác; mâu thuẫn giữa sự minh bạch các hoạt động kiểm tra, giám sát và lòng tin của người dân.

Từ sự mâu thuẫn đó, ngoài các biện pháp truyền thông cần phải sử dụng các công cụ luật pháp hỗ trợ như tăng cường đội tuần tra, giám sát ngăn chặn các hành vi khai thác và buôn bán lén lút cua Đá,...

Qua quá trình phân tích, nghiên cứu đề xuất 5 biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm:

1. Tăng cường đội tuần tra, giám sát nghiêm ngặt các hoạt động dán nhãn sinh thái, ngăn chặn các hoạt động khai thác và buôn bán cua Đá trái phép

2. Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, họp dân cung cấp kiến thức, định hướng các hành động tích cực bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm

3. Tuyên truyền các kiến thức cơ bản qua loa, đài 4. Tuyên truyền các kiến thức cơ bản qua poster, sổ tay

5. Xây dựng tuyến tham quan cua Đá thu hút sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là của khách du lịch, sinh viên, các nhà nghiên cứu,...

6. Tổ chức các chương trình ngoại khóa cho học sinh tuyên truyền các kiến thức bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá tại địa phương

Hình 3.16: Các biện pháp nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu cũng đã tiến hành tham vấn cộng đồng về các biện pháp đã đề xuất.

Hình 3.17: Nhu cầu của cộng đồng đối với các biện pháp đã đề xuất

Kết quả kháo sát trên cho thấy có đến 86,3% cộng đồng (66,8% cộng đồng cho rằng cần thiết; 19,5% cộng đồng cho rằng rất cần thiết) muốn tăng cường đội tuần tra, giám sát chặt chẽ hơn để bảo tồn cua Đá trước nguy cơ diễn ra hoạt động khai thác trái phép quá mức. Một số ý kiến đóng góp nên cho Tổ cộng vừa khai thác

66.8 57.4 47.9 45.3 44.2 65.8 19.5 8.9 9.5 3.7 5.8 17.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tăng cường đội tuần tra,

giám sát Tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo Tuyên truyền qua loa đài, radio, tivi Tuyên truyền qua poster, sổ tay Xây dựng tuyến tham quan cua Đá Tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh Tỉ lệ (%)

Các biện pháp được đề xuất

Cần thiết Rất cần thiết

Biết Hiểu Chấp nhận Thực hiện Duy trì

Tăng cường đội tuần tra, giám sát Tổ chức hội thảo, tập huấn, họp dân Tuyên truyền qua loa, đài Tuyên truyền qua poster, sổ tay Xây dựng tuyến tham quan cua Đá Tổ chức các chương trình ngoại khóa cho học sinh

cua Đá vừa khai thác vừa đảm nhận tuần tra để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn cua. Đồng thời, đây cũng là phương án giải quyết cho hạn chế lực lượng còn mỏng. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi sự minh bạch cao, vì nếu có sự cố xảy ra sẽ dẫn đến việc mất lòng tin của người dân và gây mâu thuẫn trong cộng đồng.

Biện pháp tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh cũng được cộng đồng chấp thuận (chiếm 83,2%). Nhận thức về bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá nên cần được tuyên truyền, giáo dục ngay từ bước đầu. Khơi gợi cho học sinh về tình yêu thiên nhiên môi trường tại địa phương, từ đó cung cấp kiến thức, định hướng các hành động tích cực.

Nhu cầu của cộng đồng về các biện pháp còn lại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn (66,3%); tuyên truyền qua loa, đài (57,4%) ; xây dựng tuyến tham quan cua Đá (50%) và tuyên truyền qua poster, sổ tay (49%).

Hoạt động tuyên truyền qua poster, sổ tay ít được cộng đồng chấp thuận nhưng qua các kết quả phân tích, nghiên cứu nhận thấy rằng đây là hoạt động tuyên truyền hiệu quả đối với du khách – đối tượng chính sử dụng cua Đá.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 5,3% cộng đồng người dân có sử dụng cua Đá thường xuyên và 94,7% cộng đồng còn lại rất ít khi sử dụng vì giá cua Đá tăng cao theo thị trường du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác, buôn bán cua Đá hợp pháp hay cua Đá bất hợp pháp của người dân phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và nhu cầu của du khách. Vì vậy, biện pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá chính là nâng cao nhận thức của du khách - đối tượng chính sử dụng cua Đá.

Đa số du khách đến Cù Lao Chàm thường du lịch ngắn ngày, di chuyển nhiều nên poster, sổ tay sẽ phù hợp trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin đến nhiều đối tượng du khách. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất hoạt động tuyên truyền qua poster, sổ tay là một trong những biện pháp cần được xếp ưu tiên.

Bảng 3.3. Mức độ ưu tiên của các biện pháp đã đề xuất

Tăng cường đội tuần tra, giám sát Tổ chức các chương trình ngoại

khóa cho học sinh Tuyên truyền qua poster, sổ tay

Ưu điểm

Là công cụ hỗ trợ hữu hiệu khi sự cân bằng giữa sinh kế và bảo tồn chưa được đảm bảo

Là hình thức nhắc nhở, khuyến khích, xử lý vi phạm để các đối tượng thực hiện các hành vi tích cực và duy trì thành thói quen, tập quán

Cung cấp được nhiều thông tin, có trao đổi, thảo luận hai chiều Gây ấn tượng, thu hút các đối tượng tham gia (đặc biệt, số lượng chương trình ngoại khóa cho học sinh ngoài đảo khá ít) Hiệu quả truyền đạt cao vì được nghe – nhìn – thực hiện thông qua các trò chơi,...

Giúp lưu trữ thông tin, dễ dàng khi vận chuyển

Truyền tải được nhiều kiến thức Phổ biến đến nhiều đối tượng

Đặc biệt là du khách – đối tượng chính sử sụng cua Đá, tác động rất nhiều đến hành vi người dân

Nhược điểm

Thiếu nguồn nhân lực, kinh phí Đòi hỏi sự minh bạch cao

Dễ mất lòng tin trong cộng đồng nếu có sự cố xảy ra

Đòi hỏi nguồn nhân lực, kinh phí

Điều kiện tổ chức hạn chế, khó tổ chức thường xuyên

Cung cấp thông tin một chiều

Hạn chế đối với các đối tượng không biết chữ

Khó thu hút được đối tượng khi hình thức không bắt mắt

Mức độ

Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, họp dân

Xây dựng tuyến tham quan cua

Đá Tuyên truyền qua loa, đài

Ưu điểm

Huy động sự tham gia của các chuyên gia, cộng đồng

Tổng quát và làm nổi bật các vấn đề cần chuyên sâu

Là phương thức truyền thông hiệu quả, hai chiều, có trao đổi, thảo luận

Trực tiếp chứng kiến, quan sát thực tế

Bày tỏ quan điểm, trao đổi trực tiếp ngay tại hiện trường

Kích thích sự hào hứng

Cung cấp thông tin nhanh, rộng rãi Đa dạng các đối tượng

Phù hợp với đối tượng không biết chữ

Nhược điểm

Số lượng người tham gia hạn chế Khó chọn thời gian phù hợp cho tất cả đối tượng

Tốn nhiều thời gian, kinh phí

Khó thu hút nếu chương trình không hấp dẫn

Hạn chế về số lượng người Tốn nhiều thời gian, kinh phí để xây dựng tuyến tham quan

Cung cấp thông tin một chiều, khó thu nhận được phản hồi của người nghe

Kém hấp dẫn

Mức độ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong nghiên cứu này, nhận thức của cộng đồng người dân địa phương được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm.

1.1. Nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm được đánh giá qua 5 mức độ: biết, hiểu, chấp nhận, thực hiện và duy trì.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 46,7% cộng đồng nắm bắt rõ thông tin (biết đúng) về các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm; 15,8% cộng đồng hiểu ý nghĩa của các hoạt động; 22,1% cộng đồng thực sự chấp nhận các quy định ban hành và 11,6% cộng đồng thực hiện các hành vi tích cực trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Mức độ duy trì của cộng đồng chưa được xác định – đó cũng là hạn chế của nghiên cứu này. Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng ghi nhận có đến 88,9% cộng đồng cho biết rằng cua Đá không dán nhãn vẫn được bán lén lút ra ngoài thị trường. Và 59,9% cộng đồng cho rằng hoạt động khai thác trái phép là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng cua Đá suy giảm trong những năm gần đây. Điều này cũng phản ánh được thực trạng duy trì các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá còn khá thấp.

Trong 5 mức độ phát triển của nhận thức, mức độ nghiên cứu muốn hướng tới nhất là mức độ duy trì. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá hiện nay chỉ dừng chủ yếu ở mức độ biết.

1.2. Bên cạnh đó, mức độ phát triển nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá còn phụ thuộc vào yếu tố nghề nghiệp và độ tuổi. Các kết quả phân tích cho thấy các đối tượng có nhận thức đúng sẽ tạo nên hành vi tích cực hơn so với các đối tượng khác. Điều này cũng khẳng định lại vai trò quan trọng của nhận thức cộng đồng đối với các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm.

1.3. Qua quá trình điều tra, đánh giá nhận thức cộng đồng và nhu cầu cầu của cộng đồng đối với các biện pháp bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm, nghiên cứu đã xác định được mức độ ưu tiên của các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng.

Mức độ ưu tiên của các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: đứng đầu là biện pháp tăng cường đội tuần tra, giám sát; tiếp theo là tổ chức các chương trình ngoại khóa cho học sinh; truyền thông qua các ấn phẩm như poster, sổ tay; tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, họp dân; xây dựng tuyến tham quan cua Đá và truyền thông qua các phương tiện như loa, đài.

Nhận thức và ý thức của cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành bại của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm. Dù có ban hành những chính sách, quy định, hoạt động tuần tra, giám sát chặt chẽ nhưng nếu cộng đồng không có nhận thức, các đối tượng vẫn có thể tìm cách luồn lách. Rõ ràng, quá trình nâng cao nhận thức là một con đường dài, không hề đơn giản. Nhưng, đó là con đường mà chúng ta chắc chắn phải đi trong quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá dựa vào cộng đồng.

2. Kiến nghị

Để góp phần phát triển bền vững các hoạt động bảo vệ và khai thác hợp lý cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị sau:

2.1. Cần triển khai các nghiên cứu sâu về nhận thức cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm, đặc biệt chú ý đến thời gian nghiên cứu và thời gian triển khai các hoạt động để kết quả nghiên cứu được chính xác nhất. Từ đó, đưa ra các biện pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá.

2.2. Đa dạng hóa các đối tượng truyền thông. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng không chỉ tập trung vào Tổ cộng đồng khai thác cua

Đá mà còn phải cho nhiều đối tượng khác, đặc biệt là du khách. Vì du khách là đối tượng chính sử dụng cua Đá và có tác động rất lớn đến các hoạt động khai thác trái phép và phát triển sinh kế người dân bền vững.

2.3. Hoạt động tuần tra, giám sát cần phải tiến hành chặt chẽ hơn. Có thể trả phí cho Tổ cộng đồng khai thác cua Đá để thực hiện nhiệm vụ này để nâng cao trách nhiệm của Tổ trong công tác bảo tồn cua; đồng thời khắc phục hạn chế lực lượng tuần tra, giám sát còn mỏng. Tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi sự minh bạch cao, vì nếu có sự cố xảy ra sẽ dấn đến việc mất lòng tin ở người dân và gây mâu thuẫn trong cộng đồng.

2.4. Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông như tổ chức các chương trình ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền qua poster, brochure, loa đài, hội họp,.. nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng.

2.5. Cơ chế chia sẻ lợi ích giữa 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân) trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm cần được đào sâu và có những nghiên cứu cụ thể để thu hút sự tham gia từ cộng đồng, đặc biệt là doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Đinh Thị Phương Anh, Vũ Văn Hiếu (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài cua Đá (Gecarcoidea lalandii) ở Cù Lao Chàm – Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(42).2011, tr. 110.

[2] BCH xã Tân Hiệp, Hội Nông dân TP. Hội An (2015), Báo cáo Mô hình cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm, Hội Nông dân xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. [3] Dự án GEF SGP (2012), Xây dựng mô hình cộng đồng bảo vệ và khai thác hợp

lý cua Đá Cù Lao Chàm, Báo cáo kết quả dự án 2010 – 2012, Hội Nông dân xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

[4] GS. Phạm Tất Dong, TS.Lê Ngọc Hùng, Phạm Văn Quyết, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Bá Thịnh (2001), Sách Tâm lý học đại cương, Xã Hội Học – Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, NXB Quốc gia Hà Nội.

[5] Nguyễn Văn Long (2008), Đánh giá đa dạng sinh học và chất lượng môi trường Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 2004 – 2008, Viện Khoa học Việt Nam, Viện Hải Dương học.

[6] Phạm Thị Kim Phương (2009), Tìm hiểu tiềm năng phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở xã đảo Cù Lao Chàm - TP. Hội An - Quảng Nam - Định hướng phát triển đến năm 2015, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

[7] Hồ Hải Sơn (2014), Nghiên cứu quan điểm của cộng đồng quận Sơn Trà về bảo tồn Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) ở thành phố Đà Nẵng,

Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm,

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 51 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)