Mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.1. Mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền

3.2. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG CUA ĐÁ (Gecarcoidea lalandii) VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG CUA ĐÁ (Gecarcoidea lalandii)

TẠI CÙ LAO CHÀM

Trong nghiên cứu này, nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm được đánh giá qua 5 mức độ: biết, hiểu, chấp nhận, thực hiện và duy trì.

3.2.1. Mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá vững cua Đá

Nắm bắt được mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá là bước đầu quan trọng để xây dựng nhận thức cộng đồng. Các thông tin về quy chế hoạt động của Tổ cộng đồng khai thác cua Đá, quy định khai thác cua Đá, quy định nhãn sinh thái là những thông tin cộng đồng cần phải biết rõ và nắm bắt tất cả chứ không nghiêng về bất kì quy định hay quy chế cụ thể nào. Vì khi cộng đồng thiếu thông tin hay nhận biết về thông tin không đúng sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi cộng đồng về sau.

Bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Tri thức khoa học Tri thức địa phương Sự tham gia của cộng đồng

Quy định, quy chế bảo vệ và khai thác cua Đá Nguồn lợi được phục hồi, phát triển Đảm bảo sinh kế Phát triển DLST Bảo vệ môi trường Bảo tồn ĐDSH 1. Biết 3. Chấp nhận 2. Hiểu 4. Thực hiện 5. Duy trì

Vì vậy, để lượng hóa được mức độ biết của cộng đồng, nghiên cứu áp dụng công thức tính trung bình cộng cho tỉ lệ phần trăm cộng đồng biết về các quy chế, quy định đã ban hành.

B =

∑𝑛 𝐵(𝑖)

𝑖=1 𝑛

Trong đó, n: số lượng quy định, quy chế đã ban hành (n=9)

B(i): tỉ lệ phần trăm cộng đồng biết về quy chế, quy định với số thứ tự i B: tỉ lệ phần trăm cộng đồng biết về các quy định, quy chế trên hay là mức độ biết của cộng đồng

Kết quả về mức độ biết của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá được thể hiện qua biểu đồ 3.4:

Hình 3.4. Mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy mức độ biết các quy định, quy chế bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá trong cộng đồng là khác nhau.

Vê quy định khai thác cua Đá, chỉ có 41,1% cộng đồng biết đúng về chiều ngang mai cua được phép khai thác (từ 7cm trở lên); 57,9% cộng đồng biết đến quy định không khai thác cua mang trứng, và chỉ có 27,9% cộng đồng biết chính xác về thời gian khai thác cua Đá (từ 01/3 đến 31/7 hằng năm). Về quy chế hoạt động của Tổ cộng đồng khai thác cua Đá, có 82,6% cộng đồng biết đến Tổ cộng đồng khai thác cua Đá nhưng chỉ có 56,8% cộng đồng biết chỉ có Tổ này mới được phép khai thác cua Đá và đến 79,5% cộng đồng không biết đến số tiền cua Đá hợp pháp sẽ được trích 10% vào các hoạt động bảo tồn. Về quy định nhãn sinh thái dành cho cua Đá, đa số người dân đều biết cua Đá không dán nhãn sinh thái bán ra ngoài thị trường là cua Đá bất hợp pháp (chiếm 89,5%). Nhưng chỉ có 20,5% cộng đồng biết đến các quy định xử lý vi phạm đối với các đối tượng khai thác và buôn bán lén lút cua Đá.

Áp dụng công thức trung bình cộng ở trên, nghiên cứu cũng đã xác định được mức độ biết của cộng đồng về các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá là 46,7%.

Như vậy, hơn một nửa cộng đồng người dân Cù Lao Chàm không có thông tin đúng hoặc sai lệch về các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (chiếm 53,3%). Sự nhầm lẫn hay không nắm bắt rõ thông tin về quy định khai thác cua Đá, quy chế hoạt động của Tổ cộng đồng khai thác cua Đá hay quy định về nhãn sinh thái đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá.

Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu cũng đã ghi nhận đa số cộng đồng biết có quy định, quy chế bảo vệ và khai thác cua Đá nhưng vẫn chưa nắm rõ nội dung cụ thể của các quy định, quy chế trên. Do đó, việc không nắm rõ thông tin đã khiến cộng đồng khai thác cua Đá theo thói quen của mình, đặc biệt là khi có nhu cầu của khách du lịch.

Tỉ lệ cộng đồng biết về về quy định trích quỹ bảo tồn cua Đá (trích 10% số tiền bán được từ cua Đá) còn khá thấp, chiếm 20,5%. Hiện nay, giá bán cua Đá tính đến thời điểm hiện tại được quy định bởi chính quyền địa phương là 800.000 VNĐ/kg cua hợp pháp. Trung bình sẽ trích 80.000 VNĐ/kg cua hợp pháp vào công

tác bảo tồn. Tuy nhiên, một số người dân do không nắm rõ thông tin này đã hiểu nhầm rằng để mua nhãn sinh thái cho một con cua, họ phải mất chi phí 80.000 VNĐ. Điều này đã dẫn đến việc người dân không hiểu được ý nghĩa và lợi ích về

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)