Mức độ chấp nhận của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 39 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.3. Mức độ chấp nhận của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số cộng đồng đồng ý việc triển khai hoạt động dán nhãn sinh thái dành cho cua Đá hay hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá sẽ tạo cơ hội cho cua được phục hồi, phát triển. Họ tin rằng việc quy định thời gian khai thác, giới hạn số lượng cua khai thác trong một mùa vụ sẽ góp phần tạo cơ hội cho cua sinh sản và được phục hồi nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ có 16,9% cộng đồng đồng ý với ý nghĩa hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá có đem lại lợi ích sinh kế cho người dân. Quá trình khảo sát đã giúp nghiên cứu ghi nhận đa số cộng đồng vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của hoạt động động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Họ cho rằng các hoạt động trên chỉ đem lại lợi ích cho những đối tượng được phép khai thác và buôn bán cua Đá; còn những ngành nghề còn lại như ngư nghiệp, tiểu thương, dịch vụ du lịch,... lại không được lợi ích gì nhiều. Điều này đã khiến cho cộng đồng ít quan tâm hơn và có thái độ không tích cực đến hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá.

Một điều đáng lưu ý hơn nữa là có đến 21,2% cộng đồng vẫn chưa nhận thấy ý nghĩa của hoạt động này. Mức độ tiếp cận thông tin của các đối tượng này khá ít. Chủ yếu họ chỉ biết địa phương có triển khai các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá nhưng không nắm bắt rõ thông tin cụ thể của các hoạt động cũng như ý nghĩa của nó.

3.2.3. Mức độ chấp nhận của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá bền vững cua Đá

Hiện nay, trên thị trường du lịch của Cù Lao Chàm, do hoạt động khai thác và buôn bán lén lút nên giá cua Đá không dán nhãn sinh thái và giá cua Đá dán nhãn

có sự chênh lệch lớn. Kết quả điều tra cho thấy có đến 89,5% cộng đồng đồng ý rằng giá bán cua Đá không dán nhãn sinh thái thấp hơn nhiều so với giá bán cua dán nhãn được quy định (thấp hơn từ 200.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ/kg).

Với sự chênh lệch giá cả như vậy thì sự lựa chọn của cộng đồng về cua dán nhãn sinh thái trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Sự chấp nhận đó được thể hiện rõ nét qua sự sẵn lòng chi trả về các dịch vụ sinh thái môi trường thông qua hoạt động dán nhãn sinh thái. Hoạt động dán nhãn, cụ thể là hoạt động trích quỹ bảo tồn từ 10% số tiền bán cua dán nhãn có vai trò như một công cụ kinh tế điều tiết mối quan hệ giữa việc cung cấp dịch vụ nguồn lợi cua Đá và việc bù đắp lại các dịch vụ sinh thái thông qua hoạt động bảo tồn cua.

Kết quả sự lựa chọn của cộng đồng về cua Đá dán nhãn sinh thái được thể hiện qua biểu đồ 3.6:

Hình 3.6: Sự lựa chọn của cộng đồng về cua Đá dán nhãn sinh thái

Với sự chênh lệch giá bán cua Đá dán nhãn sinh thái và cua Đá không dán nhãn sinh thái, có đến 75,3% cộng đồng lựa chọn cua Đá dán nhãn và 24,7% lựa chọn cua Đá không dán nhãn.

Tuy nhiên, nguyên nhân khiến đa số cộng đồng người dân lựa chọn cua Đá không dán nhãn là vì sợ pháp luật (chiếm 74,8%). Chỉ có 22,1% cộng đồng lựa chọn cua dán nhãn vì nhận thức được ý nghĩa của hoạt động dán nhãn sinh thái và 3,1% cộng đồng lựa chọn vì cho rằng cua Đá dán nhãn là cua Đá đạt kích thước chuẩn nên chất lượng cua sẽ ngon hơn.

Ngược lại, nguyên nhân khiến 24,7% cộng đồng còn lại lựa chọn cua không dán nhãn chủ yếu vì giá bán của nó rẻ hơn (chiếm 96%). Trong khi đó, 4% còn lại

75,3%

24,7% Cua Đá dán nhãn sinh thái

Cua Đá không dán nhãn sinh thái

là do nguyên nhân vì không phải đóng thuế. Một số người dân vì không nắm bắt được thông tin về việc trích quỹ bảo tồn cua Đá đã hiểu nhầm rằng việc giá bán cua Đá hợp pháp cao hơn là do họ phải đóng thuế.

Kết quả giải thích nguyên nhân về sự lựa chọn của người dân đối với cua Đá dán nhãn sinh thái và không dán nhãn sinh thái được thể hiện qua biểu đồ 3.7:

Hình 3.7. Nguyên nhân giải thích sự lựa chọn của cộng đồng về cua Đá dán nhãn sinh thái và không dán nhãn sinh thái

Kết quả trên cho thấy có đến 75,3% cộng đồng lựa chọn cua Đá dán nhãn sinh thái nhưng chỉ có 22,1% cộng đồng lựa chọn cua Đá dán nhãn vì hiểu được ý nghĩa và lợi ích của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá đem lại. Chỉ số 22,1% cộng đồng trên chính là chỉ số đại diện cho sự sẵn lòng chi trả của cộng đồng về việc bù đắp các dịch vụ sinh thái môi trường hay mức độ chấp nhận của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá.

Ngoài hoạt động phỏng vấn, mức độ chấp nhận của cộng đồng còn phải được đánh giá qua hành động người dân mua hoặc bán cua dán nhãn sinh thái cho khách du lịch. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không trùng khớp với mùa du lịch nên quá trình quan sát hành vi cộng đồng mua hoặc bán cua dán nhãn bị hạn chế. Vì

vậy, mức độ chấp nhận của cộng đồng trong nghiên cứu này chỉ dừng ở mức độ tương đối là 22,1%.

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)