Nội dung và ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 30 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1.2. Nội dung và ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua

cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm

a. Nội dung của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm

Sau nhiều năm nghiên cứu và thực nghiệm, hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm là một hoạt động ý nghĩa đã được triển khai áp dụng. Các quy định, quy chế bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá được ban hành dựa trên sự kế thừa từ nguồn tri thức khoa học, tri thức địa phương và sự tham gia của cộng đồng.

Hình 3.2. Cơ sở của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Tri thức khoa học đã chứng minh được thời gian sinh sản của cua Đá kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, cua Đá trưởng thành phải đạt từ 7cm trở lên [1,11]. Đó là cơ sở để tiến hành khai thác hợp lý cua Đá dựa trên phương diện sinh học và là tiền đề cho quy định khai thác cua Đá ra đời. Tri thức địa phương cũng đã được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cua Đá, kích thước và thời gian khai thác cua phù hợp. Tri thức này còn thể hiện qua sự tham gia của cộng đồng ngay từ bước đầu xây dựng hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Các quy định, quy chế ban hành đã được sự thống nhất của cộng đồng qua các cuộc họp tổ; các cuộc hội thảo, tập huấn, hội thi sáng tác logo nhãn sinh thái dành cho cua Đá cũng được sự hưởng ứng từ cộng đồng. Dựa trên tri thức khoa học, tri thức địa phương và sự tham gia của cộng đồng, hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá đã dần được hình thành và cụ thể hóa bằng việc ban hành các quy chế, quy định sau:

Quy định khai thác cua Đá: chỉ khai thác cua Đá có kích thước chiều ngang mai cua từ 7cm trở lên, không khai thác cua mang trứng, khai thác đúng mùa vụ (từ ngày 01 tháng 03 đến ngày 31 tháng 7 hằng năm).

Quy chế hoạt động của Tổ cộng đồng khai thác cua Đá: thành lập Tổ cộng đồng bảo vệ và khai thác cua Đá, chỉ có Tổ này mới được phép khai thác cua Đá và số tiền thu được từ bán cua Đá hợp pháp sẽ được trích 10% vào công tác quản lý và bảo tồn cua Đá.

Quy định về nhãn sinh thái: cua Đá đạt chuẩn theo quy định khai thác cua Đá sẽ được dán nhãn sinh thái, trở thành cua hợp pháp và được buôn bán ra thị trường. Cua Đá không dán nhãn sinh thái buôn bán ra thị trường là cua Đá bất hợp

Tri thức khoa học Tri thức địa phương Sự tham gia của cộng đồng

Hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Ban hành các quy chế, quy định

pháp. Các đối tượng khai thác và buôn bán lén lút cua Đá sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đối với các đối tượng thuộc Tổ cộng đồng khai thác cua Đá, nếu vi phạm sẽ bị khai trừ ra khỏi Tổ.

Đối với các đối tượng kinh doanh, nếu vi phạm lần đầu sẽ bị phạt hành chính 500.000VNĐ và đình chỉ 3 ngày hoạt động kinh doanh; nếu vi phạm lần 2, sẽ phạt hành chính, và đình chỉ 1 tuần hoạt động kinh doanh; nếu vi phạm lần 3, sẽ phạt hành chính và thu hồi giấy phép kinh doanh.

Bên cạnh đó, điểm nổi bật của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm là hoạt động dán nhãn sinh thái dành cho cua Đá. Nhãn sinh thái có 2 công năng lớn: vừa là công cụ để quản lý về số lượng, kích cỡ cua được đánh bắt bởi cộng đồng và vừa là phương tiện truyền thông để bảo tồn và phát triển bền vững đối tượng quý này tại địa phương [3]. Với những công năng trên, tiêu chí và ý nghĩa của hoạt động dán nhãn sinh thái được xem như là một chỉ số đánh giá nhận thức của cộng đồng về tiêu chí và ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm.

b. Ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm

Kể từ khi xây dựng (Trinh, 2012 [12]), hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm phải đảm bảo được các lợi ích sau:

Lợi ích cho hoạt động dịch vụ du lịch.

Cua Đá phải là một sản phẩm du lịch mang lại lợi ích không chỉ cho nhóm khai thác cua Đá mà còn các nhóm cộng đồng khác tại Cù Lao Chàm.

Lợi ích mang lại cho việc bù đắp các dịch vụ sinh thái, môi trường đặc biệt là đảm bảo sự bền vững cho sự tồn tại và phát triển của cua Đá.

Lợi ích mang lại cho sự phát triển sinh kế của cộng đồng Cù Lao Chàm.

Lợi ích mang lại từ việc khẳng định dấu ấn của cua Đá tại Cù Lao Chàm đối với du khách.

Dựa trên cơ sở những lợi ích đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra 5 ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm, đó là:

Tạo cơ hội cho nguồn lợi cua Đá được phục hồi, khai thác hợp lý. Góp phần tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo sinh kế cộng đồng.

Đem lại thương hiệu riêng cho cua Đá Cù Lao Chàm nhằm phát triển các hoạt động du lịch sinh thái.

Bảo tồn đa dạng sinh học, bù đắp các dịch vụ sinh thái môi trường.

Bảo vệ môi trường rừng, biển Cù Lao Chàm thông qua các hoạt động bảo tồn cua Đá.

Thông qua các hoạt động khai thác dựa trên phương diện sinh thái, sinh học đã được xác định, nguồn lợi cua Đá sẽ được phục hồi và khai thác hợp lý. Điều này sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên bản địa. Nhãn sinh thái dành cho cua Đá đã đưa cua Đá trở thành thương hiệu riêng của du lịch sinh thái của Cù Lao Chàm. Hoạt động này không chỉ góp phần tăng thu nhập cho người dân sinh sống bằng nghề khai thác cua Đá mà còn đảm bảo sinh kế cho cộng đồng khi hoạt động du lịch phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động trích quỹ bảo tồn từ 10% số tiền bán được cua Đá dán nhãn sinh thái là hoạt động mang nhiều ý nghĩa, đại diện cho sự bù đắp các dịch vụ sinh thái môi trường tại địa phương. Vì cua Đá là loài động vật sống ở cả hai môi trường rừng và biển nên nếu các hoạt động bảo tồn cua Đá được xây dựng hợp lý thì môi trường rừng biển Cù Lao Chàm cũng sẽ được bảo vệ.

3.1.3. Mối liên hệ giữa các mức độ phát triển của nhận thức và hoạt động bảo vệ, khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii)

Hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá Cù Lao Chàm chỉ thật sự bền vững khi nó gắn liền với sự phát triển của nhận thức cộng đồng. Cộng đồng không chỉ cần biết các thông tin về các quy định, quy chế đã ban hành mà còn phải hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của nó mang lại. Từ đó, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, thuyết phục cộng đồng chấp nhận, thực hiện các hành vi tích cực bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Đặc biệt là duy trì các hành vi đó thành thói quen, tập quán, thành phương thức sống bền vững dựa trên sự cân bằng giữa hoạt động bảo tồn cua Đá và sinh kế người dân.

Hình 3.3. Mối liên hệ giữa các mức độ phát triển của nhận thức và hoạt động bảo vệ, khai thác bền vững cua Đá

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)