Mức độ duy trì các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 43 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.5. Mức độ duy trì các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá

Đối với các hành vi khai thác và buôn bán lén lút cua Đá, có 27,1% cộng đồng đã góp ý với đối tượng vi phạm; 13,6% báo với cơ quan chức năng và 1,0% bắt đối tượng vi phạm. Hầu hết cộng đồng không quan tâm nhiều đến hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá vì họ cho rằng sự phục hồi và phát triển cua Đá không liên quan hay không đem đến lợi ích gì cho nghề nghiệp của họ, hoạt động này chỉ đem đến lợi ích cho Tổ cộng đồng khai thác cua Đá. Họ cũng thông cảm cho những gia đình khó khăn khi kinh tế không ổn định, thu nhập thấp đi khai thác cua Đá. Vì vậy, đa số cộng đồng lựa chọn không làm gì đối với các hành vi khai thác và buôn bán lén lút cua Đá (chiếm 58,3% cộng đồng).

Quá trình nghiên cứu cũng ghi nhận chỉ có 9 trên 190 đối tượng được phỏng vấn (chiếm 4,7% cộng đồng) có đề xuất biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý cua Đá. Qua đó có thể thấy được mức độ chủ động thực hiện các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá của cộng đồng còn khá thấp.

3.2.5.Mức độ duy trì các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá của cộng đồng của cộng đồng

Hạn chế của nghiên cứu là chưa xác định được mức độ duy trì các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Ngoài phỏng vấn, mức độ duy trì các hoạt động tích cực trên cần được đánh giá qua quan sát hành vi. Tuy nhiên, do thời gian triển khai hoạt động dán nhãn sinh thái dành cho cua Đá hay thời gian khai thác và buôn bán cua Đá bất hợp pháp lại thường xuyên diễn ra vào mùa du lịch (tháng 3 – tháng 7). Thời gian này không trùng khớp với thời gian thực hiện nghiên cứu (tháng 7/2014 – tháng 4/2015) nên phương pháp quan sát hành vi chưa được thực hiện hiệu quả.

Vì vậy, mức độ duy trì các hoạt động trên của cộng đồng chưa được xác định.

Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng ghi nhận có đến 88,9% cộng đồng cho biết rằng cua Đá không dán nhãn vẫn được bán lén lút ra ngoài thị trường. Và 59,9% cộng đồng cho rằng hoạt động khai thác trái phép là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng cua Đá suy giảm trong những năm gần đây.

Kết quả thể hiện nguyên nhân dẫn đến số lượng cua Đá suy giảm trong những năm gần đây được trình bày qua biểu đồ 3.9:

Hình 3.9. Nguyên nhân cộng đồng cho rằng số lượng cua Đá đang giảm

59.9 27.4 5.1 4.6 3 0 10 20 30 40 50 60 70 Khai thác trái phép

Nhu cầu của khách du lịch

tăng

Thời tiết Xây dựng

đường quốc phòng Không ý kiến Tỉ lệ (%)

Qua biểu đồ trên có thể thấy nguyên nhân chính khiến số lượng cua Đá đang suy giảm theo cộng đồng là do hoạt động khai thác trái phép (chiếm 59,9%). Quá trình nghiên cứu ghi nhận rằng có đến 88,9% cộng đồng biết rằng cua Đá không dán nhãn được bán lén lút ra ngoài thị trường và 85,3% cộng đồng cho biết số lượng người khai thác cua Đá đang tăng một cách đáng kể (đặc biệt là số lượng người khai thác lén lút).

Ngoài ra, hoạt động khai thác trái phép còn được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đó [13,14]. Theo kết quả khảo sát giữa tháng 7 và đầu tháng 8 năm 2014, một số trường hợp khai thác trái phép và buôn bán lén lút cua Đá không dán nhãn sinh thái đã và đang xảy ra, công tác tuần tra, giám sát còn lỏng lẻo [14].

Từ tháng 7/2014 đến tháng 3/2015, nghiên cứu tiến hành 5 đợt quan sát hành vi cộng đồng và đã ghi nhận hai trường hợp khai thác và buôn bán lén lút cua Đá bất hợp pháp vào tháng 3/2015.

Hình 3.10: Hoạt động khai thác lén lút cua Đá bởi người dân địa phương

(ngày 06/03/2015)

Nguồn: Do người dân cung cấp

Hình 3.11: Hoạt động buôn bán lén lút Cua Đá tại một cơ sở homestay

(ngày 27/03/2015)

Nguồn: Tác giả

Đa số cộng đồng đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến hoạt động khai thác trái phép này là do lợi ích kinh tế. Giá cua Đá tăng cao theo nhu cầu của khách du lịch đến Cù Lao Chàm. Giá bán tính đến thời điểm hiện tại được quy định bởi chính quyền địa phương là 800.000 VNĐ/kg cua hợp pháp. Giá cua Đá tăng cao kích thích người dân đi bắt nhiều hơn. Một số người dân làm nghề biển nhưng thu nhập

thấp hoặc bị mất mùa cũng tham gia đi bắt cua để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, số lượng thanh niên tham gia đi bắt cua rất lớn, đa phần các đối tượng này chưa có nghề nghiệp ổn định, giá cua tăng cao khiến họ đi bắt nhiều hơn.

Qua các kết quả trên có thể thấy rằng mức độ duy trì các hoạt động khai thác và bảo vệ cua Đá đang gặp trở ngại rất lớn. Các hành vi khai thác và buôn bán trái phép cua Đá vẫn sẽ tiếp tục xảy ra nếu nhận thức cộng đồng chưa được nâng cao và công tác tuần tra, giám sát chưa được đảm bảo.

Tuy nhiên, khi đánh giá ở một khía cạnh khác, hoạt động duy trì vẫn có mặt tích cực. Kể từ khi bắt đầu hoạt động, số lượng người trong Tổ cộng đồng khai thác cua Đá đã tăng lên, từ 15 người đến 45 người. Điều này chứng tỏ, một số người dân đã nhận thức được lợi ích của hoạt động đem lại và muốn tham gia vào Tổ để đóng góp nhiều hơn. Bằng phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu cũng ghi nhận được thái độ của người dân đối với các hành vi khai thác và buôn bán lén lút cua Đá. Ngoài đề xuất tăng cường tuần tra, kiểm soát, họ còn đề nghị hỗ trợ cho những người dân có kinh tế không ổn định, xây dựng tuyến tham quan cua Đá để họ có nguồn thu nhập mới, hạn chế các hành vi khai thác và buôn bán trái phép.

Mức độ duy trì của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá không chỉ thể hiện qua mặt tiêu cực trong hành vi khai thác và buôn bán trái phép mà còn thể hiện qua mặt tích cực khi cộng đồng đã có thái độ ngăn chặn các hành vi trái phép trên, đề xuất biện pháp giải quyết khó khăn đó,... thể hiện tiền đề cho một cộng đồng chủ động, tích cực trong hoạt động bảo vệ và khai thác cua Đá cũng như bảo vệ sinh kế của cộng đồng dựa trên hoạt động bảo tồn. Điều mà nghiên cứu muốn hướng đến là mức độ duy trì. Xác định được mức độ duy trì, xây dựng thành một chỉ số đánh giá, từ đó là cơ sở để xuất biện pháp thúc đẩy các hành vi tích cực và hạn chế các hành vi tiêu cực, đảm bảo tính bền vững của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Hi vọng các nghiên cứu sắp đến sẽ lưu ý đến thời gian thực hiện nghiên cứu và thời gian triển khai hoạt động bảo vệ và khai thác cua Đá để áp dụng phương pháp quan sát hành vi hiệu quả hơn, xác định được mức độ duy trì phù hợp.

Một phần của tài liệu Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm TP. Hội An. (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)