Ảnh hưởng của mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho lợn nái lai giữa lanrace và yorkshire ở giải đoạn nuôi con trong điều kiện chuồng kín và chuồng hở (Trang 26 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Ảnh hưởng của mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần

SUẤT SINH SẢN

Sinh sản là một quá trình sinh học phức tạp của cơ thể động vật đồng thời cũng là chức năng tái sản xuất của gia súc gia cầm. Để tăng cường chức năng này nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn gia súc cần nghiên cứu tới các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất của đực và cái giống, trong đó dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng. Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Lợn nái ngoại khẩu phần ăn thường chiếm từ 15 - 17% protein, tùy thuộc vào thể trạng và các giai đoạn. Nếu cung cấp thừa hay thiếu protein đều ảnh hưởng tới sinh sản của lợn nái. Nếu thiếu ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối lượng sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể trạng yếu ớt. Ở giai đoạn nuôi con sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ. Nếu cung cấp protein thừa ở giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây lãng phí protein, không đem lại hiệu quả kinh tế. Hàm lượng protein có trong khẩu phần thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi dưỡng của lợn nái. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (1994) thì hàm lượng protein trong thức ăn đối với lợn nái chửa là 14%, đối với nái nuôi con là 16%. Tuy nhiên việc cung cấp protein cho lợn nái còn phụ thuộc số con để nuôi và thể trạng của con mẹ. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy cung cấp protein có nguồn gốc từ động vật năng suất sinh sản của vật nuôi cao hơn so với protein có nguồn gốc từ thực vật.

Việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường và nâng cao được năng suất sinh sản. Nếu cung cấp thừa hay thiếu năng lượng đều không tốt vì nó

ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản của lợn nái. Cung cấp thừa năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm cho lợn nái béo gây chết phôi, đẻ khó và sau khi đẻ sẽ kém ăn làm giảm khả năng tiết sữa đặc biệt là sữa đầu, từ đó ảnh hưởng đến sức sống cũng như sự phát triển của đàn con. Nếu cung cấp thiếu năng lượng cho lợn nái trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho lợn nái quá gầy, không đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thai. Nếu thiếu trầm trọng có thể dẫn đến tiêu thai, sẩy thai. Nhu cầu năng lượng phù hợp cho nái ngoại và lợn nái lai ngoại là 3000 - 3100 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn cho lợn nái chửa kỳ I là 1,8 - 2,5 kg/nái/ngày. Lợn nái chửa kỳ II là 2,5 - 3 kg/con/ngày. Nái nuôi con trung bình là từ 4,5 - 5 kg/con/ngày.

Chu kỳ tính của lợn nái khoảng 19 - 27 ngày (trung bình là 21 ngày). Chu kỳ tính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng. Trong cùng một giống nếu dinh dưỡng đầy đủ, chu kỳ tính ổn định, con vật có biểu hiện động dục đều đặn. Nếu dinh dưỡng kém, chu kỳ tính kéo dài, động dục gián đoạn (Nguyễn Quang Linh, 2005).

Số lượng trứng rụng trong lần động dục cũng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Qua nhiều thí nghiệm, Chester and Polanchina (1987) đã kết luận rằng: số trứng rụng trong lần động dục đầu tiên trung bình là 9,8 trứng, nếu nuôi dưỡng tốt sẽ tăng thêm 2,9 trứng; số trứng rụng ở lứa đẻ thứ hai trung bình là 11,8 trứng, nếu nuôi dưỡng tốt sẽ tăng thêm 1,2 trứng (trích dẫn theo Nguyễn Quang Linh, 2005). Books and Cooper (1972) (dẫn theo Ian Gordon, 1997) cũng cho biết nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống.

Nghiên cứu của Hughes and James (1996) cho biết rằng khi tăng mức ăn trước khi phối giống và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa. Mức ăn cao trước động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng.

Bảng 2.5. Ảnh hưởng của mức ăn trước kỳ động dục tới số lượng trứng rụng (Hughes and Vanley, 1980) trứng rụng (Hughes and Vanley, 1980)

Mức ăn Cao Thấp

Số thí nghiệm 36 30

FI (MJDE/ ngày) 42,8 23,4

Số tế bào trứng rụng 13,7 11,8

Bảng 2.6. Ảnh hưởng mức ăn trước thời kỳ động dục tới số lượng trứng rụng (Huges and Vanley 1980) trứng rụng (Huges and Vanley 1980)

Số nái TN (n) Ngày ăn cao trước động dục

(ngày) Tế bào trứng rụng tăng

6 0 – 1 0,4

6 2 – 7 0,9

8 10 1,6

14 12 – 14 2,2

2 21 3,1

Nguồn: Nguyễn Quang Linh (2005) Beltranena et al. (1991) cho biết tăng mức ăn trước kỳ phối giống thì tăng nồng độ insulin trong máu. Theo các tác giả Cox et al. (1990), khi tiêm insulin trong máu sẽ tăng kích thích não tăng tiết LH tăng số tế bào trứng rụng, nhưng tăng mức ăn vào giai đoạn đầu của thời kỳ có chửa sẽ giảm tỷ lệ số phôi sống (trích theo Nguyễn Quang Linh, 2005).

Theo số liệu từ một báo cáo của Aherne and Williams (1992), lượng thức ăn ăn vào ở mức cao (> 2,5 kg/ngày) trong 3 ngày đầu thụ thai sẽ giảm tỷ lệ phôi thai sống sót khoảng 5%, tuy nhiên giảm tỷ lệ phôi sống sót không có nghĩa số con sinh ra giảm.

Đối với lợn hậu bị, Park et al. (1987) cho rằng áp dụng chế độ ăn hạn chế theo giai đoạn để kìm hãm bớt tốc độ tăng trọng của lợn hậu bị sẽ làm tăng sản lượng sữa lứa đẻ thứ nhất của lợn nái. Theo Crenshaw (1990), sản lượng sữa lứa 1 của lợn nái tăng 36% khi hạn chế thức ăn (TA) ăn vào ở giai đoạn trước khi thành thục và mang thai bằng cách bổ sung 30% xơ vào trong khẩu phần (KP). Theo Weldon et al. (1991), nếu tăng năng lượng ăn (5,76 đến 10,5 Mcal ME/kg BW0,75) cho nái từ ngày thứ 75 đến ngày thứ 105 của thời gian chửa sẽ làm giảm số lượng tế bào vú, và dẫn tới năng suất tiết sữa có thể giảm. Theo Sorensen et al. (1993), khi cho lợn hậu bị (từ 42 ngày tuổi tới khi phối giống) ăn 3 khẩu phần: (i) đối chứng (thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng); (ii) 75% so với đối chứng; và (iii) cho ăn tự do, đã cho thấy không sai khác thống kê về sản lượng sữa, số con sinh ra, khối lượng cai sữa, và thời gian động dục lại sau cai sữa. Tuy nhiên ở khẩu phần 75% so với đối chứng có xu hướng giảm số con sinh ra. Theo Klindt et al.

(1999) ở lợn hậu bị 13 – 25 tuần tuổi khi cho ăn hạn chế ở mức 75% và 90% so với ăn tự do cải thiện số bào thai sống ở thời điểm 30 ngày mang thai.

Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998), để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu cầu duy trì dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần lưu ý đến cách thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng 80 – 90 kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2 kg/ngày (khẩu phần 14% protein thô). Điều chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120 – 140 kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước khi phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn từ 1 – 1,5 kg, có bổ sung khoáng và vitamin sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 – 2,1 trứng/lợn nái. Sau khi phối giống cần chuyển sang chế độ ăn hạn chế, nếu tiếp tục cho ăn mức năng lượng cao ở giai đoạn chửa đầu vừa không kinh tế, vừa làm cho tỷ lệ chết phôi cao, làm giảm số lợn con sinh ra trong một ổ.

Khi nghiên cứu trên lợn nái chửa, Lodge et al. (1966) cho biết khối lượng của lợn mẹ tăng lên trong giai đoạn chửa ngoài việc tăng trọng của bản thân con mẹ là sự tăng lên các bộ phận của thai, các sản phẩm thai, tử cung và mô vú. Tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, đặc biệt là thời kỳ cuối (thai lợn ngoại 28 ngày nặng 1 – 1,5 g; 50 ngày nặng 50 g; 70 ngày nặng 220 g). Cùng với sự phát triển của thai là sự hình thành của các màng thai, sự lớn lên nhanh chóng của dạ con do vậy nhu cầu dinh dưỡng cũng thay đổi. Như vậy trong giai đoạn này dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh sản của lợn cũng như chất lượng của đàn con sinh ra.

Theo Chung và cs. (1998), tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Ian Gordon (2004) cho biết: tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.

Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Robinson, 1990 dẫn theo Ian Gordon, 1997). Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ, làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ (Pike and Boaz,1969), do đó dẫn đến lợn nái sinh sản kém (dẫn theo Ian Gordon, 1997).

Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lysine thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang et al., 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho lợn nái lai giữa lanrace và yorkshire ở giải đoạn nuôi con trong điều kiện chuồng kín và chuồng hở (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)