Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Ảnh hưởng của chế độ ăn của lợn cáihậu bị đến năng suất sinh sản
SUẤT SINH SẢN
Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thỏa mãn tiêu chuẩn ăn của vật nuôi trong một ngày đêm. Khi phối trộn thức ăn cần phải biết rõ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn, nắm chắc nguyên tắc của phối trộn khẩu phần thức ăn mới có thể đáp ứng đủ hợp lý của lợn nói chung và của lợn nái hậu bị nói riêng. Khẩu phần thức ăn phải đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, thỏa mãn được tiêu chuẩn ăn, đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng như: axit amin, khoáng, vitamin…
Lợn là loài đa thai có khả năng đẻ nhiều con/lứa và nhiều lứa/năm. Lợn mỗi lứa có thể đẻ được từ 6 - 14 con tùy theo từng giống. Sở dĩ lợn có thể đẻ được nhiều con mỗi lứa là do số trứng rụng nhiều mỗi lần động dục. Thông thường số trứng rụng mỗi lần động dục là từ 18 - 30 trứng (bình quân 20 - 25 trứng) và số trứng này cũng tăng dần theo mỗi lứa đẻ của lợn và đạt cao cho đến lứa thứ 7, thứ 8. Tuy nhiên số con đẻ ra thường ít hơn số trứng rụng là do số hợp tử tạo thành ít và có một số phôi bị chết trong thời kỳ có chửa. Nhưng nhìn chung ta có thể tăng được số con đẻ ra mỗi lứa nếu tăng tỷ lệ thụ thai và chế độ chăm sóc lợn nái hợp lý khi có chửa. Mỗi năm lợn có thể đẻ đạt 2,0 - 2,3 lứa/năm với số con là 19 - 22 lợn con cai sữa. Lợn cái bình thường có thể sử dụng tới 4 năm.
Lợn cái hậu bị là lợn cái từ sau khi cai sữa được chọn làm cái giống nuôi cho đến khi phối giống lần đầu. Khả năng năng sinh sản của lợn nái là chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế hết sức quan trọng, nó phản ánh phẩm chất giống và kỹ thuật chăn nuôi của lợn. Kỹ thuật chăm sóc cái hậu bị rất quan trọng, làm sao cho cái hậu bị khi đến tuổi phối giống đạt khối lượng yêu cầu, đảm bảo thành thục về tính và thể vóc. Chăm sóc lợn cái hậu bị là một khâu khó đòi hỏi lợn không được quá gầy yếu dẫn đến sức sinh sản kém, đồng thời tránh quá béo sẽ khó động dục. Đây là nguyên nhân gây nên loại thải, tỷ lệ loại thải cao có thể lên tới 40 - 45%. Như vậy khẩu phần ăn cho lợn hậu bị cần phù hợp và là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến động dục lần đầu, nuôi hạn chế làm chậm động dục đến 16 ngày (Anderson and Melampy, 1972).
Nuôi dưỡng tốt để tăng khối lượng cơ thể và mỡ dự trữ, điều chỉnh mức protein và axit amin thu nhận để có khối lượng cơ thể và khối lượng protein cơ thể hợp lý với lượng mỡ đảm bảo cân bằng với các chất khoáng và vitamin với mục đích để có số trứng rụng nhiều nhất, số phôi sống lớn nhất, điều kiện cơ thể tốt nhất. Chế độ nuôi dưỡng trước khi phối giống 11 - 14 ngày rất quan trọng.