Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.6.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Với một tỷ lệ loại thải lợn nái hậu bị cao trong các trang trại chăn nuôi từ 30 đến 50% (Thacker, 1999; Young, 2003), đàn nái hậu bị thay thế đóng một vai trò quan trọng trong chăn nuôi lợn nái. Chính vì thế, việc đưa đàn lợn hậu bị vào đàn giống là nhằm đảm bảo năng suất sinh sản đạt được tối đa. Để đạt được mục đích này lợn hậu bị phải đáp ứng đủ những chỉ tiêu như độ tuổi, khối lượng cơ thể và sinh lý thành thục trước khi chọn giống cũng như cân đối lượng thịt nạc và mỡ tích luỹ tối ưu tại thời điểm phối giống đầu tiên (Julian, 2001; Close et al.,
2004). Lợn cái hậu bị mà quá nạc tại thời điểm chọn lọc đưa vào đàn giống có thể giới hạn về năng suất sinh sản trong vòng đời của chúng (hoặc khả năng sinh sản thấp hoặc loại thải sớm) do chúng không đáp ứng đủ lượng mỡ dự trữ trong cơ thể (lượng mỡ dự trữ ở lợn cái hậu bị thường được biểu hiện bằng độ dày mỡ lưng). Với một qui mô nghiên cứu lớn, Gaughan et al. (1995) đã chỉ ra rằng lợn hậu bị có độ dày mỡ lưng từ 9 - 13 mm tại thời điểm chọn lọc giống có số lứa đẻ và số lợn sơ sinh còn sống/vòng đời lợn nái (2,81; 24,03) kém hơn so với lợn hậu bị có độ dày mỡ lưng 14 - 16 mm (3,47; 30,86) và ≥ 17 mm (3,75; 32,76). Những kết quả này cho thấy số lợn con sơ sinh còn sống/chu kỳ lợn nái tăng thêm 9 con khi tăng thêm 6mm độ dày mỡ lưng của lợn hậu bị trước khi tiếp xúc với lợn đực giống. Tương tự như vậy, Challinor et al. (1996) đã kết luận số lợn con sơ sinh còn sống/chu kỳ lợn nái tăng từ 51,2 đến 59,8 khi độ dày mỡ lưng P2 của lợn cái hậu bị tăng từ 14,6 đến 21,7 mm tại thời điểm phối giống đầu tiên. Theo Close et al. (2004) lợn cái hậu bị được chọn lọc vào đàn giống nên đạt mức khối lượng là 60 kg với độ dày mỡ lưng khoảng 7 - 8mm và đưa vào phối giống đầu tiên ở độ tuổi từ 220 - 230 ngày, khối lượng cơ thể từ 130 - 140kg, độ dày mỡ lưng là 16 - 20 mm và phối giống ở lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3.
Ở gia súc cho thịt tốc độ tăng trọng thịt nạc ngày càng cao và điều này cũng xảy ra tương tự đối với lợn cái hậu bị làm giống. Mà lợn cái hậu bị tích luỹ
nạc cao hơn sẽ đạt độ tuổi thành thục chậm hơn so với lợn hậu bị tích luỹ mỡ nhiều hơn (Rydmer et al., 1994; trích dẫn bởi Evans and O’Doherty, 2001), điều này dẫn đến khả năng sinh sản ở lợn cái hậu bị giảm (Julian, 2001). Bên cạnh đó, tốc độ tích luỹ của thịt nạc và mỡ có mối tương quan với sinh lý thành thục và năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị (Edwards, 1998; trích dẫn bởi Evans and O’Doherty, 2001) và tốc độ này như là một chỉ tiêu quan trọng để xác định độ thành thục sinh dục (Ghaughan et al.,1997). Vì vậy, một điều quan trọng để đảm bảo lợn cái hậu bị đưa vào đàn giống có tuổi thọ kéo dài và năng suất sinh sản cao thì chúng cần đáp ứng đủ lượng nạc và mỡ dự trữ. Điều này đặt ra một câu hỏi cho các nhà nghiên cứu dinh dưỡng gia súc là làm thế nào để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và axit amin (protein) cho lợn cái hậu bị nhằm cân đối và đáp ứng tối ưu lượng thịt nạc và mỡ dự trữ trong cơ.
Việc xác định các mục tiêu năng suất sinh sản là điều quan trọng trong chăn nuôi lợn nái. Theo Julian (2001), mục tiêu thứ nhất là phải đạt được 2,4 lứa/nái/năm, mỗi chu kỳ bao gồm 116 ngày mang thai, 18 - 28 ngày nuôi con, khoảng cách từ lúc cai sữa đến phối giống lại thành công là 6 - 9 ngày. Mục tiêu thứ hai là số lợn con cai sữa/nái/lứa là 10,5 (số lợn con sinh ra là 11) đối với lợn nái đẻ trên 1 lứa là 10 (số lợn con sinh ra là 10,5) đối với nái hậu bị. Như vậy, mỗi con lợn nái sẽ đạt khoảng 24,5 lợn con cai sữa/năm và năng suất cho vòng đời lợn nái trung bình là 60 lợn con cai sữa và độ tuổi loại thải tối thiểu là 3 năm. Tuy nhiên, những mục tiêu này rất khó đạt được là vì tỷ lệ loại thải lợn nái ở hầu hết các trang trại không nhỏ vào khoảng 30 - 50% (Thacker, 1999; Young, 2003), trong số đó khoảng 45 - 50% lợn hậu bị bị loại thải sau lứa đẻ thứ nhất và 35% ở lứa đẻ thứ hai (Lucia et al., 2000; Julian, 2001). Lý do loại thải này chủ yếu vì sau lứa đẻ thứ nhất lợn hậu bị không đủ khả năng sinh sản (không biểu hiện động dục và không có chửa). Điều này dẫn đến kết quả là đàn nái hậu bị thay thế chiếm một tỷ lệ đáng kể trong đàn lợn giống và bất kỳ sự cải tiến nào về khả năng sinh sản của chúng đều ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của toàn đàn. Hơn nữa, trong số các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn nái cơ bản, chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị từ khi chọn lọc đến lần phối giống đầu tiên đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vậy chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn hậu bị thay thế cần được chú ý và quan tâm.
Lợn cái hậu bị được chọn lọc để cho ra đời sau có năng suất sinh trưởng cao, tỷ lệ mỡ thấp đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao hơn lợn không được chọn lọc.
Một vài nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng việc nuôi lợn nái hậu bị bằng cách cho ăn hạn chế 50 - 85% so với ăn tự do đã làm chậm thời gian động dục từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng hạn chế lượng thức ăn, năng lượng, protein hoặc axit amin thấp hơn 10 - 15% so với lượng thức ăn thu nhận tự do trong suốt thời gian sinh trưởng của lợn cái hậu bị không làm chậm biểu hiện động dục, giảm tỷ lệ rụng trứng hay giảm năng suất sinh sản ở các lứa đẻ (Young, 2003). Nhưng cũng có ý kiến chứng minh rằng tốc độ phát triển nhanh ở lợn hậu bị sinh trưởng không làm ảnh hưởng có hại đến năng suất sinh sản cho một chu kỳ giống. Nghiên cứu ở cả hai trường ĐH bang Kansas (KSU) và Alberta (UA) ngay lập tức đã khẳng định lập luận này. Trường ĐH Alberta cho biết nếu tốc độ tăng trọng khoảng 0,55-0,8 kg ở giai đoạn từ khi sinh đến 100 ngày tuổi thì không có mối quan hệ giữa tốc độ tăng trọng và độ tuổi thành thục. Tương tự nghiên cứu trên, trường ĐH bang Kansas đã đưa ra kết luận với tốc độ sinh trưởng khoảng 0,6 - 1,04 từ 70 đến 200 ngày tuổi đối với tất cả lợn cái hậu bị đạt thành thục sinh dục thì không có mối quan hệ giữa tốc độ sinh trưởng và độ tuổi thành thục (trích bởi Young, 2003). Vì thế một khuyến cáo cho rằng lợn nái hậu bị trong giai đoạn sinh trưởng (trước động dục) cần được ăn tự do để đảm bảo nhận đuợc ít nhất 8360 kcal DE trên ngày suốt cả thời kỳ từ khi chọn lọc đến khi phối giống (Thacker, 1999) tức là khẩu phần phải đảm bảo đạt 3100 kcal DE/kg, 15% protein, 0,7% lysine 0,82 % Ca và 0,73% P. Lợn nái cần trải qua ít nhất 2 chu kỳ động dục, khối lượng đạt 115 - 125 kg và độ dày mỡ lưng đạt 17 - 20 mm. Hoặc nếu vì một lý do nào đó lợn phải ăn hạn chế trong qua trình mang thai thì ít nhất cũng phải được ăn tự do trong 2 tuần trước khi phối giống. Trong khi đó, Gill (2007) cho biết lợn cái hậu bị nên ăn tự do ở các giai đoạn 30 – 60 kg với khẩu phần ăn chuẩn của lợn thịt sinh trưởng và 60 – 100 kg với khẩu của lợn thịt kết thúc. Giai đoạn từ 100 kg đến phối giống lợn cái hậu bị cần ăn khẩu phần với mức 13,5 MJ/kg và 0,8% lysine nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu cho sự tích luỹ thịt nạc và mỡ, nhưng lượng ăn vào cần được hạn chế khoảng 80 - 90% so với độ thèm ăn để kiểm soát tốc độ tăng trọng nhanh và giảm rủi ro về què chân. Close et al. (2004) lại cho rằng giai đoạn 25 – 60 kg lợn cái hậu bị nên ăn tự do với mật độ năng lượng và lysine trong khẩu phần là 3,25 Mcal ME/kg và 12 g /kg, từ 60-125 kg cho ăn ở mức 2,5 - 3,5 kg. Một chiến lược quan trọng nhằm đảm bảo tỷ lệ rụng trứng và phôi sống đạt cao nhất ở lợn cái hậu bị là cung cấp thức ăn với mức cao (ăn tự do) trong thời kỳ động dục trước khi phối giống với hàm lượng năng lượng và lysine tương tự như giai đoạn
60 - 125 kg. Ngược lại với các ý kiến nêu trên, tại Anh cho khuyến cáo gần đây nhất về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị ở giai đoạn sinh trưởng từ 30 đến 130 kg nên cho lợn hậu bị ăn hạn chế để có tăng trọng thấp hơn nhưng độ dày mỡ lưng cao hơn lợn cái nuôi thịt.
Yếu tố giống ảnh hưởng rất lớn đến độ tuổi thành thục sinh dục, trong đó lợn cái lai hậu bị đạt độ tuổi thành thục sinh dục sớm hơn và số ngày không mang thai ngắn hơn so với lợn giống thuần (Bidanel et al., 1996). Bên cạnh đó, sự biến động về độ tuổi thành thục sinh dục giữa các giống là trong khoảng 20 ngày và được giải thích bởi sự tiến bộ di truyền trong các giống và chế độ nuôi dưỡng. Mặt khác, lợn cái hậu bị nên đạt khối lượng cơ thể tối thiểu khoảng 75 kg trước khi đạt sự thành thục sinh dục (Young et al.,1990; trích dẫn bởi Evans and O’Doherty, 2001). Tuy nhiên, khối lượng cơ thể ở độ tuổi thành thục sinh dục rất khác nhau giữa các giống và chế độ nuôi dưỡng. Bởi vậy, Philip et al. (2007, 2008) đã nghiên cứu ảnh của chế độ dinh dưỡng cho hai dòng lợn cái hậu bị YL và Nebraska Index Line (L45X) (60 kg - phối giống) với hai chế độ ăn tự do (3400 Kcal ME/kg và 0,7% lysine tổng số) và ăn hạn chế 75% năng lượng ME ăn vào so với ăn tự do (3400 ME Kcal và 0,93% lysine tổng số) đến khả năng sinh trưởng và sinh sản qua 4 lứa đẻ. Kết quả cho thấy, tuy tốc độ sinh trưởng ở cả 2 giống YL và L45X khác nhau rõ rệt tại thời điểm 123 ngày tuổi và lúc phối giống, nhưng khối lượng cơ thể cũng như độ dày mỡ lưng vào lúc đẻ và cai sữa lợn con giữa hai giống và giữa hai chế độ ăn không có sự sai khác. Mặc dù chế độ ăn hạn chế đã làm giảm khối lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng lúc phối giống nhưng không làm giảm năng suất sinh sản (số con cai sữa/ổ, khối lượng lợn con cai sữa/ổ) của lợn nái qua 4 lứa đẻ.
Giảm lượng thức ăn cho gia súc sẽ làm giảm giá thành thức ăn. Klindt et al. (1999) đã nghiên cứu các chế độ nuôi dưỡng ở lợn cái hậu bị từ 13 - 25 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hạn chế mức ăn vừa phải (74% so với ăn tự do) ở lợn cái hậu bị trong giai đoạn này có khả năng tăng 30% số phôi sống sót trên một đơn vị thức ăn tiêu thụ từ 13 tuần tuổi đến 30 ngày có chửa. Bởi vậy, chế độ ăn hạn chế cho lợn cái hậu bị có thể tăng hiệu quả chăn nuôi lợn mà không ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Tương tự như trên, Le Cozler et al.
(1999) cho biết lợn cái hậu bị ăn hạn chế (90% so với ăn tự do) cũng không ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng lợn cái hậu bị ăn hạn chế có lượng thức ăn thu nhận ở giai đoạn nuôi con và tỷ lệ loại thoải cao
hơn so với lợn cái hậu bị ăn tự do. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế ở lợn cái hậu bị ăn hạn chế có thể giảm sau hai lứa đẻ đầu tiên.
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị nhưng vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt về vấn đề nuôi lợn cái hậu bị theo chế độ ăn tự do hay ăn hạn chế? Như vậy có thể nói rằng, tuỳ thuộc vào giống, độ dày mỡ lưng và khối lượng cơ thể của lợn cái hậu bị lúc phối giống mà có chế độ dinh dưỡng thích hợp.
2.6.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực nuôi dưỡng lợn cái hậu bị giống ngoại ở nước ta còn rất ít. Phùng Thị Vân và cs. (2000) đã nghiên cứu chế độ ăn hạn chế ở lợn cái hậu bị L, Y và cái lai YL, LY tới năng suất sinh sản của chúng qua 3 lứa đẻ. Tác giả đã đưa ra được qui trình nuôi dưỡng chúng, từ 30 - 65 kg ăn tự do với nhu cầu năng lượng 5512 Kcal ME /ngày ở khẩu phần 3000 Kcal ME/kg và 15% protein; từ 65 kg đến 14 ngày trước phối giống tương ứng với 5800 Kcal ME/ngày ở khẩu phần 2900 Kcal ME/kg và 14% protein. Kết quả cho thấy nhu cầu năng lượng trao đổi cũng như mật độ chất dinh dưỡng đó trong khẩu phần thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của NRC (1998). Hơn nữa, nghiên cứu này vẫn còn hạn chế vì chỉ thực hiện tại một vùng sinh thái trong cả nước (một số tỉnh miền Bắc) và qui trình nuôi dưỡng này lại áp dụng chung cho cả 4 nhóm giống trên.
Năm 2014, Đoàn Vĩnh nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn thích hợp trên lợn cái hậu bị giống ngoại L, Y, LY và YL, kết quả cho thấy: Nhu cầu năng lượng trao đổi cho lợn cái hậu bị L và Y trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 kg đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phối giống lứa 1 là 3.265 kcal/kg. Protein thô; lysine; methionine + cystine và threonine tiêu hóa, tương ứng trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg là 17%; 0,75%; 0,44%; 0,46%; từ 51 đến 90 kg là 16%; 0,7%; 0,42%; 0,44% và từ 91 kg đến khi phối giống lần 1 là 14%; 0,55%; 0,33; 0,37 trong điều kiện cho ăn tự do (ad libitum). Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine + cystine, threonine) ở lợn cái hậu bị thuộc hai giống lai YL và LY là như nhau và có mức dinh dưỡng khẩu phần ở mức 105% NRC (1998). Nhu cầu năng lượng trao đổi, cho lợn cái hậu bị giống lai YL và LY trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 kg đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phối giống lứa thứ nhất 3.425 kcal/kg. Protein thô; lysine; methionine + cystine và threonine tiêu hóa, tương ứng trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg là
18%; 0,78%; 0,46%; 0,49%; từ 51 kg đến 90 kg là 17%; 0,74%0; 44%; 0,48% và từ 91 kg đến khi phối gống lứa thứ nhất là 15%; 0,57%; 0,39%; 0,46% trong điều kiện cho ăn tự do (ad libitum). Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả 2 giống thuần L và Y là như sau: với khẩu phần ăn có mức ME, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) theo khuyến cáo của NRC (1998) giai đoạn dưới 90 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 90 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% so với khả năng ăn được của lợn khi được ăn tự do và giai đoạn 10 ngày trước phối giống nên cho ăn tự do. Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất đối với giống lai giữa Landrace và Yorkshire là như sau: với khẩu phần ăn có mức ME, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) 105% NRC (1998). Giai đoạn dưới 50 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 51 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% so với khả năng.
Theo báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine, threonine và tryptophan) cho các tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt ở Việt Nam”, kết quả cho thấy nhu cầu năng lượng và protein cho lợn lai 2 và 4 máu ngoại giai đoạn 20 - 50 kg và 50 kg đến xuất chuồng tương ứng là 3050 - 2950 Kcal ME/kg và 16 - 13%. Nhu cầu axit amin tiêu hóa đối với lợn lai 4 máu ngoại giai đoạn 20 – 50 kg và 50 kg đến xuất chuồng tương ứng là