Ảnh hưởng của lysine đến mức ăn của lợn nái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho lợn nái lai giữa lanrace và yorkshire ở giải đoạn nuôi con trong điều kiện chuồng kín và chuồng hở (Trang 31 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Ảnh hưởng của lysine đến mức ăn của lợn nái

Sữa lợn mẹ cung cấp 75% tổng nhu cầu năng lượng. Glucose là chất dinh dưỡng chuyển hóa quan trọng nhất trong quá trình sinh sữa (70% tổng lượng glucose do tuyến vú sinh ra). Trong 7 ngày đầu tiên tiết sữa, mức ăn được thường không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, vì vậy mỡ dự trữ của cơ thể được huy động (có thể đạt hiệu quả sử dụng đến 88%). Nhu cầu về năng lượng trong ngày tiết sữa đầu tiên khoảng 10.000 – 12.000 kcal ME/ ngày, ngày tiết sữa thứ 14 – 18 tăng lên 18.000 – 20.000 kcal ME/ ngày. Tốc độ sinh trưởng của lợn con phụ thuộc vào năng suất và thành phần sữa mẹ. Lợn con cần khoảng 4g sữa để tạo ra 1 g tăng khối lượng. Như vậy, cần có 10 kg sữa/ ngày để đạt mức tăng khối lượng ngày là 2,25 kg/ ổ (ví dụ 10 lợn con, mỗi con 250 g/ngày).

Tổng nhu cầu lysine là 26 g/ngày (để đạt tốc độ sinh trưởng 1 kg/ổ/ ngày). Nếu ổ có 10 lợn con, cần 58,5 g/ngày, nhu cầu cho duy trì của lợn mẹ khoảng 2,5 g/ngày, như vậy tổng nhu cầu lysine ăn vào cần 61 g/ngày. Nếu không đủ lysine, sẽ huy động từ protein của cơ thể. Lợn đẻ lứa đầu cần đủ lysine để đáp ứng nhu cầu tiếp tục phát triển mô cơ của mẹ. Nếu thiếu lysine trong lứa sữa đầu, sẽ hao hụt protein trong cơ thể (gây chậm động dục lại sau đẻ, giảm số con sinh ra/ ổ ở lứa đẻ sau). Hao hụt protein cơ thể trong tuần đầu sau đẻ có thể chiếm 45% tổng mức protein được huy động trong toàn kỳ tiết sữa nuôi con. Vì vậy, rất cần giúp cho lợn đẻ lứa đầu tăng mức ăn được sau đẻ. Cần cho lợn ăn mức năng lượng cao để sử dụng tối đa mức lysine cao trong khẩu phần dành cho lợn đẻ lứa đầu đang nuôi con (với những ổ 10 lợn con, có thể gửi bú nhờ). Tăng thêm mức ăn được 1 kg/ngày (ví dụ 4,5 kg – 5,5 kg/ngày) cho lợn nái đẻ lứa đầu có thể tăng thêm 1 lợn con. ổ cho lứa đẻ thứ hai).

Lượng chất dự trữ của cơ thể (cả protein để tạo mô và mỡ lưng) lúc lợn đẻ và cai sữa có tác động lớn đến năng suất sinh sản. Người ta cho rằng lợn nái cân nặng dưới 150 kg sẽ động dục lại chậm hơn 5 – 7 ngày so với những lợn có thể trọng cao hơn. Để bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới, lợn nái cần có thể trạng

“đồng hóa” béo tốt vừa phải. Yếu tố gây ảnh hưởng xấu nhất đến mức ăn được khi nuôi con là cho lợn nái ăn quá nhiều khi có chửa (lợn béo phệ) và nhiệt độ trong chuồng nuôi lợn đẻ và stress chuyển hóa. Để chống táo bón, cần cung cấp đủ nguồn chất xơ giữ nước, cung cấp nước có chất lượng tốt và cân bằng khoáng (theo báo Vusta ngày 09/12/2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho lợn nái lai giữa lanrace và yorkshire ở giải đoạn nuôi con trong điều kiện chuồng kín và chuồng hở (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)