Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ lysine tiêu hóa/ME trong khẩu phần đến chăn nuô
4.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ lysine tiêu hóa/ME trong khẩu phần đến thay đổ
khối lượng và thời gian động dục trở lại của lợn nái nuôi con
Sự hao mòn của lợn nái ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái ở lứa tiếp theo. Sự hao mòn của lợn nái phụ thuộc vào thức ăn, số con để nuôi, khả năng tiết sữa và thời gian nuôi con của lợn nái.
Việc xác định chế độ dinh dưỡng thích hợp đối với lợn nái trong giai đoạn nuôi con là rất quan trọng, cần đảm bảo để giảm tỷ lệ hao mòn, tăng khả năng tiết sữa, tăng số trứng rụng ở kỳ sau, từ đó tăng các chỉ tiêu số con đẻ ra, số con cai sữa, mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Chế độ ăn và mức năng lượng ăn vào trong thời gian nuôi con có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau khi cai sữa con. Khi tăng mức năng lượng thì đồng thời cần tăng lysine ăn vào thì năng suất sữa của lợn mẹ sẽ tăng cao. Nếu cho lợn nái ăn với mức năng lượng cao và mức lysine cao thì thì tỷ lệ hao mòn ít, ngược lại cho ăn với mức năng lượng và lysine thấp thì tỷ lệ hao mòn cao (Nguyễn Khắc Tích, 2002).
Số con để nuôi càng nhiều thì tỷ lệ hao mòn càng lớn. Để đảm bảo sức khoẻ và khả năng sinh sản của lợn nái ở các lứa tiếp theo người ta thường để lại 8-10 con/ổ, định ra khẩu phần ăn thích hợp cho lợn nái. Ở một số trại chăn nuôi khẩu phần ăn thường được quy định như sau: 3kg thức ăn cho một ngày đêm (dùng cho duy trì) + 0,3kg thức ăn cho một lợn con (dùng cho việc tiết sữa cho 1 con lợn con). Trong thực tế việc cho ăn còn dựa vào thể trạng của nái. Nếu nái quá gầy thì cho ăn thêm 0,5 – 1 kg, còn nái béo thì cho ăn giảm đi 0,5 – 1 kg so với khẩu phần.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản việc giảm tỷ lệ hao mòn của lợn nái là vấn đề rất được quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các mức Lys./ME (có thể tăng năng lượng giữ nguyên lysine hoặc tăng lysine giữ nguyên năng lượng và protein hoặc tăng lysine và protein và giữ nguyên năng lượng) trong khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con nhằm giảm hao hụt của lợn nái trong thời gian nuôi con, góp phần nâng cao năng suất sinh sản, giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản. Việc tăng lysine tiêu hóa và giữ nguyên năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con trong thí nghiệm này đã phần nào đáp ứng được mong muốn trên.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ lysine tiêu hóa/ME trong khẩu phần đến thay đổi khối lượng và thời gian động dục trở lại của lợn nái nuôi con trong điều kiện
chuồng hở
Chỉ tiêu Lysine tiêu hóa/ME, g/Mcal SEM P 2,29 2,51 2,75
n 10 10 10
KL lợn nái lúc đẻ (kg) 251,30 252,09 252,73 4,16 0,971 KL lợn nái lúc cai sữa (kg) 233,86 237,10 238,42 4,00 0,712 Hao hụt KL (kg) 17,44a 14,99ab 14,32b 0,82 0,030 Tỷ lệ hao hụt KL (%) 6,94a 5,98ab 5,63b 0,33 0,023
Ngày ĐDTL 6,50 6,10 5,80 0,44 0,440
KL: khối lượng; ĐDTL: động dục trở lại;
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của tỷ lệ lysine tiêu hóa/ME trong khu phần đến thay đổi khối lượng và thời gian động dục trở lại của lợn nái nuôi con trong điều kiện
chuồng kín
Chỉ tiêu Lysine tiêu hóa/ME, g/Mcal SEM P 2,29 2,51 2,75
n 10 10 10
KL lợn nái lúc đẻ (kg) 254,15 253,31 255,78 4,71 0,931 KL lợn nái lúc cai sữa (kg) 236,36 237,61 240,65 5,76 0,810 Hao hụt KL (kg) 17,78a 15,69ab 15,14b 0,67 0,022 Tỷ lệ hao hụt KL (%) 7,02a 6,22ab 5,94b 0,291 0,036
Ngày ĐDTL 6,40 5,80 5,60 0,37 0,293
KL: khối lượng; ĐDTL: động dục trở lại;
Các chữ khác nhau trong cùng một hàng thể hiện sự sai khác có mức ý nghĩa P<0,05
Trong điều kiện nuôi chuồng hở và chuồng kín, khối lượng lợn nái lúc đẻ khi phân lô thí nghiệm không có sự khác nhau giữa các khẩu phần có các mức Lys. tiêu hóa/ME khác nhau (P>0,05). Việc tăng tỷ lệ Lys. tiêu hóa/ME trong khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con không ảnh hưởng đến khối lượng lợn nái lúc cai sữa (P>0,05). Tuy nhiên, tăng tỷ lệ Lys. tiêu hóa/ME trong khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con đã làm giảm hao hụt khối lượng và tỷ lệ hao hụt khối lượng trong giai đoạn nuôi con (P<0,05). Hao hụt khối lượng và tỷ lệ hao hụt khối lượng ở nhóm lợn ăn khẩu phần có mức 2,51g Lys. tiêu hóa/Mcal ME không có sự sai khác so với 2 nhóm lợn ăn khẩu phần có mức 2,29 và 2,75 g/Mcal Lys. tiêu hóa/ME (P>0,05). Trong điều kiện chuồng hở, hao hụt khối lượng và tỷ lệ hao hụt khối lượng ở nhóm lợn ăn khẩu phần có mức 2,51g; 2,29 và 2,75 g/Mcal Lys. tiêu hóa/ME tương ứng là 17,44; 14,99 và 14,32kg; và 6,94; 5,98 và 5,63%. Trong điều kiện chuồng kín, hao hụt khối lượng và tỷ lệ hao hụt khối lượng ở nhóm lợn ăn khẩu phần có mức 2,51g; 2,29 và 2,75 g/Mcal Lys. Tiêu hóa/ME tương ứng là 17,78; 15,69 và 15,14 kg; và 7,02; 6,22 và 5,94%.
Trong nghiên cứu này, hao hụt khối lượng lợn nái trong giai đoạn nuôi con ở nhóm lợn ăn khẩu phần có mức 2,51 và 2,75 g/Mcal Lys. tiêu hóa/ME thấp hơn ở nhóm lợn ăn khẩu phần có mức 2,29 g/Mcal Lys. tiêu hóa/ME tương ứng là 14,05 và 17,89% ở điều kiện chuồng hở và 11,75 và 14,85% ở điều kiện
chuồng kín. Tăng lượng thức ăn ăn vào trong giai đoạn nuôi con phần nào đã làm giảm thay đổi khối lượng và bởi vậy làm giảm tác động tiêu cực đến nuôi dưỡng lợn con theo mẹ với ố lượng lớn (Eissen et al. 2003). Ở nghiên cứu này, khi tăng tỷ lệ Lys. tiêu hóa/ME trong khẩu phần lợn nái nuôi con đã làm tăng lượng lysine ăn vào, từ đó dẫn đến giảm hao hụt khối lượng của lợn nái trong giai đoạn nuôi con. Tương tự, nghiên cứu của Xue et al. (2012) cho biết hao hụt khối lượng của lợn nái trong thời gian nuôi con tăng có liên quan chặt chẽ đến việc giảm tỷ lệ Lys. tiêu hóa hồi tràng chuẩn (SID)/ME, điều này có nghĩa là khẩu phần có tỷ lệ SID-Lys./ME thấp có thể không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của loạn nái nuôi con cho duy trì và tiết sữa. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tăng lượng lysine ăn vào hàng ngày có thể làm hạn chế sự giảm hao hụt khối lượng của lợn nái nuôi con (Dourmad et al.,1998; Kusina et al.,1999; Mejia-Guadarrama et al.,
2002). Lợn nái nuôi con đã không phải huy động mô cơ thể khi lượng các chất dinh dưỡng ăn vào tăng và với lượng lysine ăn vào là 74g/ngày đã không ảnh hưởng đến thay đổi khối lượng lợn nái trong giai đoạn nuôi con.
Trong giai đoạn nuôi con, lợn mẹ cần ăn tốt để đảm bảo sữa nuôi con và cần giữ được thể trạng tốt (hao mòn lợn mẹ thấp nhất có thể). Trong giai đoạn này nếu lợn mẹ không duy trì một thể trạng ổn định tới lúc cai sữa (lợn quá gầy) sẽ dẫn tới giảm số trứng rụng ở lần sinh sản sau (đẻ ít con hơn vào lứa sau) và kéo dài thời gian chờ phối. Mặc dù, hao hụt khối lượng cơ thể mẹ ở các nhóm lợn được ăn khẩu phần với 3 mức Lys. tiêu hóa/ME khác nhau có sự sai khác đáng kể, nhưng thời gian động dục trở lại giữa 3 lô thí nghiệm này lại tương tự như nhau. Tỷ lệ hao mòn của lợn nái trong thời gian nuôi con có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian động dục trở lại của lợn nái sau cai sữa. Vesseur et al. (1994) cho biết tỷ lệ hao hụt khối lượng của lợn nái nuôi con lớn hơn 7,5% đã kéo dài khoảng cách từ cai sữa đến động dục trở lại. Theo VietDVM (2014), nếu tỷ lệ hao hụt khối lượng so với khối lượng lợn mẹ lúc đẻ dưới 8% thì ngày động dục trở lại dao động từ 5,6 đến 6,5 ngày. Ở nghiên cứu này, tỷ lệ hao hụt khối lượng so với khối lượng lợn mẹ lúc đẻ ở 3 lô thí nghiệm cả trong điều kiện chuồng hở và chuồng kín dao động từ 5,63 đến 7,02% và với ngày động dục trở lại dao động từ 5,60 đến 6,50 ngày như vậy là hợp lý. Khoảng cách từ cai sữa đến động dục trở lại là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Thời gian động dục trở lại ngắn là rất cần thiết để tối ưu số lợn con cai sữa/nái/năm. Trái với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, Xue et al. (2012) kết luận rằng tăng tỷ lệ SID-Lys./ME trong khẩu phần lợn nái nuôi con đã làm giảm khoảng cách cai sữa đến động dục lại. Tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, một số nghiên cứu trước đây (Mejia-Guadarrama et al., 2002; Yang et al., 2000; Dos Santos, 2006) cho thấy tăng lượng lysine ăn vào đã không ảnh hưởng đến thời gian động dục trở lại. Kết quả này có thể là do thay đổi khối lượng quá lớn ở lợn nái nuôi con hơn là do lượng lysine ăn vào thấp.
Biểu đồ 4.12. Hao hụt khối lượng của lợn nái trong giai đoạn nuôi con ở điều kiện chuồng hở và kín 17.44 14.99 14.32 17.78 15.69 15.14 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2,29 2,51 2,75
Mức Lysine tiêu hóa/ME, g/Mcal
Kg
HAO HỤT KHỐI LƯỢNG LỢN NÁI GIAI ĐOẠN NUÔI CON
Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ hao hụt khối lượng của lợn nái trong giai đoạn nuôi con ở điều kiện chuồng hở và kín
6.94 5.98 5.63 7.02 6.22 5.94 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2,29 2,51 2,75
Mức Lysine tiêu hóa/ME, g/Mcal
%
TỶ LỆ HAO HỤT KHỐI LƯỢNG LỢN NÁI GIAI ĐOẠN NUÔI CON