6 Hiện thực và đánh giá thực nghiệm
6.12 Thông tin tra cứu trên Block Explorer của VBChain khi kích hoạt
công
Kết quả, một đối tượng số sẽ được tạo ra và đại diện cho khoảng tem đã được kích hoạt. Thông tin chi tiết có thể tra cứu trên Blockchain tại đường dẫn: https://explorer.vbchain.vn/agd/tx/ 0x69d906cba3b76a5c3b3eb7a001e3b36304d235238ffb72cea95c5dee3999cb99
6.1.9 Người tiêu dùng xác thực thông tin trên Blockchain
Để truy xuất nguồn gốc, người dùng sẽ quét mã QR dán trên sản phẩm và tra cứu thông tin về quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Tại màn hình dưới,
6.1 Hiện thực
dòng chữ “Thông tin đã được xác thực trên Blockchain”. Lúc này, mô-đun cổng truy xuất nguồn gốc sẽ gọi tới Lớp xử lý dữ liệu Blockchain để tiến hành xác thực thông tin.
Hình 6.13: Giao diện truy xuất nhật ký sản xuất
Hình 6.14: Giao diện khi xác thực thông tin Blockchain
Hình 6.15: Giao diện tra cứu trên Block Explorer
Thông tin khi xác thực thành công đảm bảo rằng được ghi nhận bởi đúng hợp tác xã đó, dữ liệu không bị can thiệp và chưa hết hạn sử dụng. Người tiêu dùng cũng có thể nhấn vào nút “Xem chi tiết” để có thể tra cứu thông tin trực tiếp trên công cụ Blockexplorer do VBChain cung cấp.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể truy cập trực tiếp vào trang Block- explorer và tiến hành tra cứu thông tin qua địa chỉ Hợp đồng thông minh của hợp tác xã. Lấy ví dụ như khi tra cứu với địa chỉ Hợp đồng thông minh 0x28e7764EC26a239792a2EDba222B8e1E58fa9C30 (được tạo ra ở các bước trên), thì ta được thông tin như hình sau:
6.1 Hiện thực
Hình 6.16: Thông tin Blockchain của địa chỉ Hợp đồng thông minh
Trong đó, mục Transactions sẽ chứa tất cả những giao dịch ghi nhận thông tin nhật ký sản xuất của hợp tác xã này. Đồng thời, khi nhấn vào một giao dịch cụ thể, người tiêu dùng cũng sẽ xem được chi tiết công đoạn đã được lưu trên Blockchain.
6.2 Đánh giá thực nghiệm
Hình 6.17: Thông tin Blockchain chi tiết của một giao dịch
6.2 Đánh giá thực nghiệm
6.2.1 Đánh giá triển khai thực tế tại Kata Farm Group
Giải pháp phần mềm đã được triển khai thực tế tại Kata Farm Group, có địa chỉ tại Đắk Lắk, Việt Nam trong giai đoạn 01/12/2019 đến 01/05/2020. Nhìn chung, trong 06 tháng theo dõi quá trình triển khai thực tế tại Kata Farm Group, giải pháp đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra và hoạt động ổn định trong khoảng thời gian đầu khi đã:
• Hợp tác xã đã chuẩn hóa dữ liệu và số hóa thành công 291 đối tượng sản xuất
6.2 Đánh giá thực nghiệm
• Hợp tác xã đã thực hiện 92 đợt kích hoạt tem với tổng số 5823 tem được dán trên sản phẩm cuối
• Hợp tác xã đã tạo ra tổng cộng 4131 giao dịch trên mạng lưới Blockchain Tuy nhiên, khi triển khai trong thời gian dài, hợp tác xã sẽ gặp phải một số vấn đề như sau:
• Chi phí nhân công để thực hiện việc dán, kích hoạt và quản lý tem quá lớn, đặc biệt là cho những hợp tác xã có số lượng lớn sản phẩm và nhiều loại mặt hàng khác nhau. Bởi lẽ, nhân viên cần cẩn thận và dán đúng tem đúng sản phẩm cuối.
• Chi phí in ấn tem đang chiếm tỉ trọng lớn trên giá thành sản phẩm khiến cho chi phí đầu vào cao và có thể tăng giá bán sản phẩm.
• Để có thông tin mới nhất và đầy đủ, hợp tác xã phải có nhân lực phụ trách việc nhập thông tin nhật ký cho các đối tượng sản xuất định kỳ, trong trường hợp này là 291 đối tượng. Điều này khiến cho hợp tác xã này khó lòng triển khai phần mềm.
Để khắc phục những vấn đề trên trong những tháng tiếp theo, Kata Farm Group đã sử dụng linh hoạt phần mềm truy xuất nguồn gốc Blockchain theo hướng sau:
• Sử dụng mã QR của đối tượng sản xuất đại diện cho loại sản phẩm. Điều này dẫn tới các sản phẩm cuối sẽ không thể phân biệt với nhau và cũng không thể phân biệt sản phẩm mới và sản phẩm cũ. Tuy nhiên, giải quyết được bài toán chi phí in ấn tem và chi phí nhân công dán tem.
• Ẩn thông tin thời gian ghi nhật ký và dùng chung nhật ký cho nhiều mùa vụ khác nhau. Cách này tiết kiệm công sức ghi nhận thông tin nhưng lại không đảm bảo tính minh bạch.
6.2.2 Đánh giá về chi phí khi thương mại hóa
6.2 Đánh giá thực nghiệm
phần mềm, chi phí nhân lực, chi phí in ấn tem nhãn. Chi phí thuê bao hoặc xây dựng phần mềm và chi phí nhân lực sẽ phụ thuộc vào phần mềm truy xuất nguồn gốc cụ thể và doanh nghiệp triển khai cụ thể. Trong khi đó, chi phí in ấn tem nhãn gần như là tương đồng giữa các giải pháp phần mềm lẫn nhau.
Theo như tác giả khảo sát giá trị trường, thì chi phí in tem nhãn có mã QR cố định sẽ tiết kiệm khoảng 66% so với in tem nhãn có mã QR biến đổi (mỗi tem nhãn là một loại mã QR khác nhau). Với kích thước tem 2.5 cm *3.6 cm (bế demi bo góc, tem in màu, in decal bể) thì chi phí rơi vào khoảng 250 đồng/tem, cho đơn hàng khoảng 50,000 tem và giá 320 đồng/tem cho đơn hàng 10,000 tem.
Ngoài ra, việc tăng số lượng tem in ấn sẽ làm giảm đơn giá trên mỗi tem. Nhà phát triển có thể tận dụng điều này để cung cấp tem ở mức giá cạnh tranh cho khách hàng sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc của họ. Đây cũng là lí do vì sao tác giả thiết kế hệ thống mã số cho tem sản phẩm, tem thùng hàng không bao gồm mã định danh của hợp tác xã. Tuy vậy, có thể thấy rằng khi thương mại hóa phần mềm trong thực tế, thì chi phí tem nhãn sẽ là một rào cản khiến cho không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn lòng triển khai giải pháp truy xuất nguồn gốc.
6.2.3 Đánh giá về phí xử lý giao dịch
Để người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thì hợp tác xã cần thực hiện đầy đủ công đoạn và hoàn thành ở bước kích hoạt tem. Với thiết kế của Hợp đồng thông minh và quy trình nghiệp vụ của phần mềm hiện tại, thì cần trải qua các tác vụ trong bảng 6.1 như sau:
Bảng 6.1: Bảng các tác vụ cần thiết và thông số tương ứng
Tác vụ Đăng ký Tạo loại
sản phẩm Tạo mùa vụ sản xuất Ghi nhật ký Kích hoạt tem Số lượng giao dịch 3 1 1 1 1 Phí GAS tiêu tốn 4,820,522 4,629,425 142,216 1,116,464 259,205
6.2 Đánh giá thực nghiệm
Kích thước
(Bytes) 1679 336 206 1201 371
Giả định rằng nhật ký sản xuất của mùa vụ đó chỉ ghi nhận 03 công đoạn, thì tổng số lượng giao dịch để hoàn thành bước kích hoạt tem là 10 giao dịch, tổng số phí gas để xử lý 10 giao dịch này là 10,967,832 và sẽ tiêu tốn 3,793 Bytes (tương ứng với 3.7 KB) không gian lưu trữ. Với các dữ kiện trên, thì tác giả sẽ so sánh (Bảng 6.2) trên các nền tảng Blockchain tương thích với EVM phổ biến hiện nay
để đánh giá được về sự chênh lệch giữa phí giao dịch giữa các nền tảng:
Bảng 6.2: Bảng so sánh phí giao dịch giữa các nền tảng Blockchain
Chỉ số Mạng Nhóm Blockchain cho doanh nghiệp Ethe- reum Binance Smart Chain Polygon Network
Đồng coin của mạng lưới Không có ETH BNB MATIC
Giá đồng coin của mạng
lưới9 (1) Không có $3,818 $530 $2.49
Giá GAS tiêu chuẩn (2) 0 92 * 10-9
ETH 5 * 10 -9 BNB 50 * 10 -9 MATIC Phí xử lý giao dịch = (1) * (2) * 10,967,832 0 $3,852 $29 $1.36
Có thể thấy được rằng, dù triển khai cho nền tảng có phí xử lý giao dịch rẻ nhất hiện tại (Polygon Network) nhưng chi phí mà người sử dụng cần bỏ ra để hoàn thành tới bước kích hoạt tem đã là $1.36 (khoảng 31,000 đồng), trong khi đó đối với nền tảng mắc nhất (Ethereum) thì chi phí lên tới con số khổng lồ $3,852 (khoảng 88,000,000 đồng). Tuy nhiên, trong thực tế thì người dùng sẽ tạo rất nhiều giao dịch Blockchain để ghi nhật ký sản xuất và tất nhiên sẽ không có khả năng chi trả chi phí xử lý giao dịch như bảng trên. Đây là lý do vì sao tác giả định hướng triển khai phần mềm trên nền tảng Blockchain cho doanh nghiệp.
6.2 Đánh giá thực nghiệm
6.2.4 Đánh giá về hiệu năng của mạng lưới Blockchain vàmức độ lưu trữ dữ liệu mức độ lưu trữ dữ liệu
Khi so sánh về hiệu năng của mạng lưới Blockchain, chúng ta sẽ cần quan tâm tới số lượng giao dịch mà mạng lưới Blockchain đó có khả năng xử lý trong một giây (txps)[54]. Con số này sẽ được tính bằng số lượng giao dịch trong một Khối chia cho thời gian một Khối được xử lý. Bảng 6.3 sẽ trình bày các kết quả tính toán hiệu năng của các mạng lưới Blockchain tương thích với EVM phổ biến hiện tại:
Bảng 6.3: Bảng so sánh hiệu năng giữa các nền tảng Blockchain
Chỉ số Mạng Mạng Blockchain cấu hình sẵn của VBChain Ethereum Binance Smart Chain Polygon Network
Thời gian xử lý một Khối
mới 15 giây 14 giây 3 giây 2 giây
Giới hạn GAS của một
Khối 240,000,000 30,000,000 80,000,000 20,000,000 Phí GAS tiêu tốn của
giao dịch mẫu10 1,116,464
Số giao dịch tối đa trong
mỗi Khối 214 26 71 17
Số lượng giao dịch có thể
xử lý/giây 14.26 1.85 23.66 8.5
Như vậy có thể thấy được rằng, Binance Smart Chain có hiệu năng tốt nhất khi có thể xử lý được khoảng 23 giao dịch ghi nhận ký sản xuất mỗi giây, tốt hơn so với mạng Blockchain cấu hình sẵn của VBChain mà ứng dụng phần mềm đang triển khai (khoảng 14 giao dịch mỗi giây). Tuy nhiên, về lý thuyết thì hiệu năng của các nền tảng Blockchain cho doanh nghiệp phải nhanh hơn rất nhiều so với các nền tảng Blockchain công khai, lý do là bởi vì số lượng nút ít và sử dụng luật đồng thuận mang nhiều yếu tố tập trung (hơn là đảm bảo sự phi tập trung)[55].
6.2 Đánh giá thực nghiệm
Vì vậy, việc cấu hình mạng lưới Blockchain cũng là một trong những yếu tố có thể cải tiến được.
Ngoài ra, khi áp dụng công nghệ Blockchain thì cũng cần phải lưu tâm tới mức độ sử dụng không gian lưu trữ[50]. Bởi vì mọi dữ liệu khi ghi nhận trên mạng lưới Blockchain sẽ được lưu trữ vĩnh viễn và không thể xóa sửa, hay nói cách khác, dữ liệu sẽ ngày càng phình ra theo thời gian. Trong trường hợp xấu nhất khi mạng Blockchain hoạt động hết công suất mỗi ngày thì ta có kết quả như bảng 6.4 sau:
Bảng 6.4: Bảng so sánh không gian lưu trữ cần thiết giữa các nền tảng Blockchain
Chỉ số Mạng Mạng Blockchain cấu hình sẵn của VBChain Ethereum Binance Smart Chain Polygon Network Số lượng giao dịch có thể xử lý/giây 14.26 1.85 23.66 8.5 Số lượng giao dịch có thể xử lý/ngày 1,232,064 159,840 2,044,224 734,400 Kích thước của giao dịch
mẫu11 (Bytes)* 1201 Bytes
Không gian lưu trữ cần
thiết tối đa/ngày 1,411 MB 183 MB 2,341 MB 841 MB Như vậy, trong trường hợp hoạt động 100% hiệu năng thì mạng Blockchain mà phần mềm đang triển khai sẽ xử lý được 1,232,064 giao dịch ghi nhật ký sản xuất và yêu cầu khoảng 1,411 MB không gian lưu trữ. Đây cũng là một điểm có thể cải tiến cho những đề tài nghiên cứu khác sau này.
7 Tổng kết
Đánh giá lại toàn bộ các kết quả mà đề tài đã đạt được bằng cách so sánh với những kết quả đặt ra ở chương 4 và chỉ ra những khó khăn trong quá trình thực hiện. Phần này cũng so sánh kết quả của đề tài với những công trình nghiên cứu hiện tại và chỉ ra những ưu khuyến điểm. Sau cùng sẽ trình bày về những hướng phát triển tiếp theo.
7.1 Những kết quả và đóng góp chính
Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu và xây dựng thành công một giải pháp phần mềm truy xuất nguồn gốc Blockchain như một phương thức giao tiếp, nhằm hỗ trợ giải quyết hai vấn đề của nền nông nghiệp Việt Nam: Vấn đề được mùa mất giá - được giá mất mùa; Vấn đề thiếu vốn sản xuất - mở rộng kinh doanh của người nông dân. Thông qua việc giải quyết được hai vấn đề trên, một mô hình nông nghiệp bền vững sẽ được hình thành và mang tới hai lợi ích sau: Tăng thu nhập cho các nông trại; Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình nông dân và cộng đồng.
Tác giả cũng nghiên cứu và phân tích những điểm đặc trưng của các công trình nghiên cứu có liên quan tới phạm vi nghiên cứu, bao gồm các mô hình Nông nghiệp cộng đồng, mô hình Cây xoài nhà tôi, mô hình giúp cho người nông dân huy động vốn hay các giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện tại. Thông qua đó, tác giả đánh giá và rút trích được những ưu điểm và nhược điểm của các công trình trên, mang tới cái nhìn tổng quan về hiện trạng các giải pháp mà thế giới đang
7.1 Những kết quả và đóng góp chính
thực hiện.
Về mặt công nghệ Blockchain - một công nghệ mới, tác giả cũng đã trình bày tổng quan về công nghệ này cũng như Ethereum Blockchain và các nền tảng Blockchain tương thích với máy ảo EVM. Đây là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích và lựa chọn nền tảng Blockchain để xây dựng giải pháp phần mềm truy xuất nguồn gốc. Nền tảng được chọn sẽ không có bất cứ sự liên quan nào tới tiền mã hóa hoặc các vật phẩm có giá trị thực tế, không bị giới hạn bởi các ràng buộc pháp lý tại Việt Nam. Thông qua việc đánh giá lựa chọn này, tác giả đồng thời chỉ ra được những tính chất mà một nền tảng Blockchain cho doanh nghiệp nên có để phù hợp triển khai cho nhiều lĩnh vực khác (đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp). Các tính chất này có thể sử dụng cho việc tham khảo khi lựa chọn hoặc xây dựng một nền tảng Blockchain phù hợp.
Về mặt ứng dụng phần mềm, tác giả đã đề xuất 04 tiêu chí mà phần mềm truy xuất nguồn gốc Blockchain cần phải đạt được trong phạm vi đề tài, bao gồm:
• Tiêu chí 1 - Truy xuất đa dạng cấp độ đối tượng: Các giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện tại chỉ hỗ trợ truy xuất sản phẩm cuối, tuy nhiên phần mềm truy xuất nguồn gốc Blockchain được nghiên cứu và hiện thực trong công trình này còn hỗ trợ các tác nhân truy xuất thông tin của đối tượng sản xuất (vườn, cây, nhà kính, v....)
• Tiêu chí 2 - Phần mềm đủ tổng quát và linh hoạt trong việc mô tả đa dạng cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp: Với định hướng thiết kế theo hướng phù hợp với mọi doanh nghiệp, phần mềm cho phép các hợp tác xã tự khai báo vùng sản xuất, đối tượng sản xuất và quy trình sản xuất phù hợp với hiện trạng của họ. Nhờ vào sự linh hoạt này, phần mềm có khả năng mô tả được đa dạng cấu trúc tổ chức khác nhau.
• Tiêu chí 3 - Hệ thống mã số định danh mang tính đơn nhất, có cấu trúc và bảo mật: Hệ thống mã định danh được thiết kế để phân biệt giữa các đối tượng trong hệ thống dựa vào độ dài và ký tự tiền tố. Các đối tượng có cấp độ nhỏ hơn sẽ chứa một phần của các đối tượng có cấp độ cao hơn, giúp cho hệ thống mã có cấu trúc, dễ phân biệt khi đọc bằng mắt thường. Đồng thời, để đảm bảo tính đơn nhất thì các dãy mã số sẽ tăng tuyến tính
7.2 Hướng phát triển và khả năng mở rộng tiếp theo
đã áp dụng một phương thức mã hóa đơn giản để che dấu tính chất tuyến tính trên.
• Tiêu chí 4 - Lưu trữ thông tin minh bạch và có thể truy vết trên Blockchain: Tác giả đã đề xuất một kiến trúc Hợp đồng thông minh để ứng dụng phần mềm có thể tương tác, lưu trữ thông tin minh bạch, có cấu trúc trên mạng lưới Blockchain. Đồng thời, tác giả lựa chọn VBChain là nền tảng triển khai ứng dụng phần mềm bởi vì nền tảng này cung cấp công