Các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ blockchain (Trang 63)

3 Kiến thức nền tảng

3.4.1 Các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều tiêu chuẩn liên quan tới vấn đề về truy xuất nguồn gốc, liên quan tới phạm vi thực hiện của đề tài thì có thể kể đến các tiêu chuẩn sau:

• TCVN 12827:2019 Truy xuất nguồn gốc Ê Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi: Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với chuỗi cung ứng để truy xuất nguồn gốc rau quả tươi[34].

• TCVN 12850:2019 Truy xuất nguồn gốc Ê Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc: Tiêu chuẩn này quy định cac yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc trong một tổ chức cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn này được ap dung cho tất cả cac lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, không phân biệt quy mô của tổ chức, chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn này được ap dung đồng thời với cac tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc cho từng lĩnh vực, sản phẩm[5].

• TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc Ê Định dạng vật mang dữ liệu: Tiêu chuẩn này quy định về định dạng vật mang dữ liệu để mã hóa các mã truy vết được sử dụng trên các dạng bao gói và hộp/vật đựng đặc thù của sản phẩm, hàng hóa trong chuỗi truy xuất nguồn gốc. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để mã hóa các mã truy vết không theo chuẩn GS1[35].

• TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc Ê Hướng dẫn định dạng các mã dùng cho truy vết: Tiêu chuẩn này quy định hướng dẫn định dạng các mã dùng cho truy vết sử dụng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc vật phẩm, hàng hoá. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các mã định danh khác[36].

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ blockchain (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)