4 Phương pháp tiếp cận
4.2 Nghiên cứu, xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc áp dụng công
4.2.3 Phần mềm đủ tổng quát và linh hoạt trong việc mô tả đa
tả đa đạng cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp
Cho dù là doanh được cấu trúc và tổ chức theo mơ hình nào, thì nhìn chung quá trình truy xuất nguồn gốc đều trình bày cho người tiêu dùng thơng tin ở cả hai quá trình: quá trình sản xuất và quá trình phân phối. Tại quá trình sản xuất, hợp tác xã và nông hộ ghi lại nhật ký sản xuất mà họ đã thực hiện trên một đối tượng nào đó, sau đó thương lái sẽ thu mua lại các sản phẩm cuối và đưa các sản này vào q trình phân phối để có thể đến được tay người tiêu dùng.
Như vậy để người tiêu dùng truy xuất được đầy đủ thông tin thì tại mỗi quá trình (sản xuất hoặc phân phối) thì cần xác định được đâu sẽ là đối tượng truy xuất và cách thức nào để liên kết thông tin giữa các đối tượng truy xuất này lại với nhau. Về cơ bản thông tin truy xuất nguồn gốc sẽ bao gồm hai loại dữ liệu: dữ liệu
4.2 Nghiên cứu, xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc áp dụng công nghệ Blockchain
chung và dữ liệu riêng[42]. Trong đó, dữ liệu chung là phần giống nhau giữa các đối tượng truy xuất, và dữ liệu riêng là phần khác nhau giữa các đối tượng truy xuất. Các dữ liệu chung thường bao gồm thông tin mô tả sản phẩm, doanh nghiệp hoặc các thơng tin khơng mang tính đặc trưng hoặc khơng thường xuyên thay đổi theo thời gian. Ngược lại, dữ liệu riêng là các dữ liệu đặc trưng phân biệt giữa các đối tượng truy xuất, bao gồm mã số định danh và nhật ký sản xuất/phân phối.
Có thể thấy rằng để có thể có thể giải quyết được vấn đề đặt ra của phần này thì cần phải đảm bảo được tính tổng qt và linh hoạt của đối tượng sản xuất, hay nói cách khác là của dữ liệu riêng. Hệ thống mã số định danh sẽ được đề cập ở các phần tiếp theo, trong phần này đề tài sẽ tập trung vào phần nhật ký sản xuất. Các thông tin trong nhật ký sản xuất/phân phối như đã định nghĩa ở phần trước thì chính tất cả các cơng việc liên quan tới sản xuất/phân phối mà đã người dùng thực hiện. Các công việc này thường đã được mô tả thành những công đoạn thuộc một quy trình kèm với các thơng số cần ghi nhận. Như vậy, phần mềm cần cung cấp một cách thức để người sử dụng có thể linh hoạt mơ tả quy trình sản xuất tại doanh nghiệp của họ trên phần mềm. Bằng cách này, phần mềm có thể giúp cho người sử dụng số hóa đa dạng các đối tượng truy xuất khác nhau, phù hợp với cấu trúc tổ chức sản xuất của họ. Tuy nhiên, trong thực tế thì nhật ký sản xuất sẽ có một số đặc điểm như sau:
• Nhật ký sản xuất có tính chia sẻ, nghĩa là đối tượng truy vết này có
thể chứa tất cả hoặc một phần nhật ký sản xuất của đối tượng truy xuất khác. Ví dụ, một vườn trái cây sẽ thường được thu hoạch theo từng đợt, khi đó giữa các sản phẩm trái cây cùng vườn sẽ có chung thơng tin nhật ký sản xuất nhưng khác nhau ở bước Thu hoạch (cụ thể là thời điểm thu hoạch), tương tự như vậy cho các sản phẩm sản xuất theo mẻ/lơ.
• Nhật ký sản xuất được tích lũy theo thời gian, ám chỉ việc các cơng
đoạn sẽ được ghi nhận liên tục cho một đối tượng trong quá trình sản xuất cho đến khi ngừng sản xuất trên đối tượng đó. Lấy ví dụ như cây xồi, các cơng đoạn như chăm sóc, bón phân,... sẽ được ghi nhận vào nhật ký sản xuất của cây xoài từ mùa vụ này qua mùa vụ khác cho đếm khi cây xồi đó khơng cịn tồn tại.
4.2 Nghiên cứu, xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc áp dụng công nghệ Blockchain
xuất mà tại đó đánh dấu sự kết thúc của việc dùng chung nhật ký sản xuất để tránh gây nhầm lẫn giữa các sản phẩm cùng loại. Các “điểm dừng” này chính là các công đoạn cuối cùng khi sản xuất ra thành phẩm (ví dụ như Thu hoạch, Đóng gói). Khi cơng đoạn này được ghi nhận, điều này đồng nghĩa với việc là đã kết thúc quá trình sản xuất, nhật ký đã được cố định và không ghi nhận thêm công đoạn. Tại thời điểm này hình thành một đối tượng truy xuất cho tồn bộ q trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, đối tượng truy xuất chính là Đợt thu hoạch (hoặc Lơ chế biến, tùy theo tính chất của sản phẩm là ni trồng hay chế biến).
Hình 4.3: Sự liên kết giữa Đối tượng sản xuất và Đợt thu hoạch/ Lô chế biếg
Cần lưu ý rằng không phải tất cả sản phẩm thuộc cùng Đợt thu hoạch/ Lô chế biến đều trải qua quá trình phân phối khác nhau. Trong thực tế, nhà sản xuất sẽ đóng thùng theo đơn đặt hàng của thương lái hoặc nhà bán lẻ và vận chuyển tới các tác nhân khác nhau, thậm chí nhà sản xuất cịn phân sản phẩm thành các loại khác nhau (ví dụ như loại 1, loại 2, loại 3) để cung cấp cho những thị trường khác nhau. Điều này dẫn tới nhu cầu cần phải có một đối tượng truy xuất khác cho quá trình phân phối, các đối tượng truy xuất này sẽ chia sẻ chung nhật ký sản xuất
4.2 Nghiên cứu, xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc áp dụng công nghệ Blockchain
của Đợt thu hoạch/ Lô chế biến nhưng sẽ được ghi nhận các công đoạn phân phối khác nhau. Đối tượng truy xuất này chính là Thùng hàng. Ngồi ra, do đặc thù của quá trình phân phối thì để đơn giản nên đề tài xác định quá trình này sẽ chỉ hai công đoạn được đặt tên sẵn là: Giao hàng và Nhận hàng.
Hình 4.4: Sự liên kết giữa Đợt thu hoạch/ Lô chế biến và Thùng hàng
Tuy nhiên cả Đợt thu hoạch/ Lô chế biến hay Thùng hàng chỉ là đối tượng mang tính trung gian để chứa thơng tin của mỗi q trình sản xuất hoặc phân phối, bởi lẽ người tiêu dùng sẽ không tương tác trực tiếp với các đối tượng truy xuất này. Thay vào đó, họ sẽ chủ yếu tương tác với các thành phẩm được trưng bày tại các cơ sở bán lẻ. Vì vậy, đối với người tiêu dùng thì thành phẩm chính là đối tượng truy xuất mà họ quan tâm nhất. Như vậy, thành phẩm sẽ lấy thông tin nhật ký sản xuất từ Đợt thu hoạch/ Lô chế biến và thông tin phân phối từ Thùng hàng. Để liên kết giữa các đối tượng truy xuất này, đề tài cần cung cấp một tính năng được gọi “Kích hoạt sản phẩm” với tham số đầu vào là cả 3 đối tượng truy xuất.
Một vấn đề cuối cùng cẩn phải giải quyết chính là thơng tin gì sẽ được ghi nhận trong nhật ký sản xuất. Trong thực tế, người nông dân sẽ dựa trên quy trình sản xuất đã được thiết kế sẵn để tiến hành canh tác, họ sẽ lần lượt thực hiện các cơng đoạn trong quy trình này để nhằm mục đích sản xuất ra được sản phẩm/thành phẩm. Một quy trình sản xuất có thể bao gồm một hoặc nhiều công
4.2 Nghiên cứu, xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc áp dụng công nghệ Blockchain
đoạn khác nhau. Như vậy, thông tin được ghi nhận trong nhật ký sản xuất chính là tập hợp các công đoạn này kèm các thông số mô tả tại thời điểm thực hiện. Để đảm bảo đầy đủ về mặt dữ liệu và có khả năng tương thích trong tương lai, đề tài vận dụng quy tắc 5W (who, what, when, where and why) của tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc tồn cầu GS1 để mơ tả một cơng đoạn[43]. Như vậy, mỗi công đoạn sẽ ghi nhận các thông tin như trong bảng 4.2. Nội dung này đã được tác giả cơng bố tại cơng trình [44].
Bảng 4.2: Bảng mơ tả các thông tin ghi nhận trong một công đoạn
STT Loại thông tin Mô tả
1 Who - Ai? Ai thực hiện việc ghi nhận thông tin truy xuấtcông đoạn này? 2 What - Cái gì xuất của cơng đoạn này?Đối tượng nào được ghi nhận thông tin truy 3 Where - Ở đâu? Công đoạn này được thực hiện ở địa điểm nào? 4 When - Khi nào? Công đoạn này được thực hiện khi nào?
5 Why - Tại sao? Công đoạn này là gì? Các thơng tin mơ tả chitiết khác? Tóm lại để có thể xây dựng được một phần mềm mang tính tổng quát và linh hoạt áp dụng cho nhiều cấu trúc tổ chức sản xuất khác nhau, đề tài đã thiết kế một cách thức để người sử dụng có thể mơ tả linh hoạt quy trình sản xuất của họ, đồng thời xác định đối tượng cần truy xuất tại quá trình sản xuất là Đợt thu hoạch/Lơ chế biến, đối tượng truy xuất tại quá trình phân phối là Thùng hàng và Thành phẩm sẽ là đối tượng truy xuất mà người tiêu dùng tương tác. Để đáp ứng được các đặc điểm của nhật ký sản xuất, đề tài định nghĩa một công đoạn đặc biệt để phân chia giữa các “Đợt thu hoạch/ Lô chế biến” của cùng một nhật ký sản xuất. Người sử dụng sẽ được cung cấp một tính năng gọi là “Kích hoạt sản phẩm” để liên kết các đối tượng truy xuất với nhau. Tất cả các thông tin trên được mơ hình hóa thành sơ đồ tổng quan được trình bày ở hình 4.5:
4.2 Nghiên cứu, xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc áp dụng cơng nghệ Blockchain
Hình 4.5: Sơ đồ tổng quan mô tả sự liên kết giữa các đối tượng truy xuất nguồn gốc