3 Kiến thức nền tảng
3.1.2 Năm thành phần của công nghệ Blockchain
Ứng dụng công nghệ Blockchain giúp tạo ra một mạng lưới kết nối giữa nhiều bên tham gia một cách đáng tin cậy và khơng bị điều khiển bởi bất kì tổ chức nào. Trong đó mỗi nút (đại diện cho các bên tham gia) đều sở hữu một cơ sở dữ liệu chứa các thơng tin giao dịch được mã hóa. Kết hợp với các phương pháp mật mã học, Blockchain đảm bảo an tồn, bí mật, tồn vẹn thơng tin lưu trữ và truyền tải giữa các nút. Một cách tổng quát, có thể xem Blockchain được cấu tạo bởi 5 thành phần chính:
1. Sổ cái điện tử: Sổ cái điện tử thực chất là một cơ sở dữ liệu chứa tồn bộ thơng tin giao dịch được cập nhật liên tục. Cấu tạo bởi nhiều khối (mỗi khối chứa ít nhất một giao dịch) và các khối này được nối với nhau thành một chuỗi bằng cách sử dụng mật mã học. Nói một cách đơn giản, khối sau sẽ chứa các thông tin định danh mật mã học của khối trước. Vì vậy, nếu bất kì khối nào trong quá khứ xảy ra vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả các khối ở phía sau của chuỗi.
2. Mạng lưới ngang hàng: Tập hợp các nút tham gia vào hệ thống tạo thành một mạng lưới. Mạng lưới này được xem là ngang hàng bởi lẽ mọi nút đều khơng bị phụ thuộc vào bất kì nút nào khác. Tùy thuộc vào mỗi loại Blockchain mà các nút có thể bình đẳng về quyền hạn (Blockchain cơng khai) hoặc bị giới hạn trong một phạm vi nào đó (Blockchain riêng tư).
3. Cơ chế đồng thuận: Mỗi loại Blockchain sẽ có cơ chế đồng thuận khác nhau. Cơ chế đồng thuật quy định các tập luật để các nút tham gia vào mạng
3.1 Tổng quan về cơng nghệ Blockchain
ngang hàng có thể hoạt động một cách đồng bộ với nhau.
4. Mật mã học: Thành phần này nhằm để đảm bảo tính bí mật, tồn vẹn và xác thực của thông tin trong sổ cái điện tử hay các thông tin truyền đi giữa các nút. Nhờ xây dựng dựa trên nền tảng toán học (đặc biệt là lý thuyết xác suất) cùng với những kiến thức về lý thuyết trò chơi, mật mã học đã đưa ra được những phương thức mã hóa mà để phá vỡ nó là bất khả thi.
5. Máy trạng thái: Nơi xử lý các giao dịch theo quy định của tập luật đồng thuận. Máy trạng thái thường được thiết kế theo kiến trúc của máy ảo (ví dụ như máy ảo Java).