C. Phần chót của tiêu đề tổng quát cho chúng ta nhan đề đặc biệt của bản văn này: gcer mthong rang-grol, “tự giải thoát” (rang-grol) qua thấy (mthong) một
2. Kính lễ Ba Thân và những Bổn Tôn tiêu biểu cho sự trong sáng quang minh vốn sẵn của tánh giác nội tại.
vốn sẵn của tánh giác nội tại.
Mỗi bản văn hợp thức của Tây Tạng có ba phần: I phần mở đầu; II phần chính yếu; III phần kết luận. Phần mở đầu gồm ba mục chính: 1. Tựa đề của bản
văn; 2. Những câu cúng dường tôn kính đối với những Đạo sư và Bổn tôn; 3. Tuyên bố ý định và mục tiêu của tác giả, đó là một lời hứa với những người đọc sẽ thông tin cho họ điều tác giả sắp nói. Nghĩa của tựa đề bản văn đã bàn ở trên.
Ở đây lời dâng cúng thì rất ngắn. Tác giả kính lễ Tam Thân hay Ba Thân của Phật và những Bổn Tôn, đặc biệt là một trăm Bổn Tôn Hiền Hòa và Hung Nộ. Tuy nhiên Ba Thân và những Bổn Tôn không được xem như cái gì ở ngoài chúng ta, như trường hợp ý niệm quy ước về Thượng Đế ở Tây phương. Ở đây từ Ba Thân nhắm đến Trạng Thái Bổn Nguyên của một con người, nó có ba phương diện: Tinh Túy (ngo-bo) của nó là tánh Không; Bản Tánh (rang-bzhin) của nó là sáng tỏ quang minh (gsal-ba); và Năng Lực (thugs-rje) của nó thì không đứt đoạn và không bị chướng ngại và toàn khắp. Như vậy, đối với bản tánh của tâm, Phật quả vốn đã thành tựu và biểu lộ trọn vẹn. Thật vậy, nó vốn đã như vậy từ vô thủy và không hề khác. Tuy nhiên, do những tầng lớp tích tập những che chướng, cả phiền não chướng và sở tri chướng, nó đã không dược nhận biết cho tới bây giờ. Tinh túy của tâm là tánh Không, tức là Pháp thân. Bản tánh của nó là sáng tỏ quang minh, tức Báo thân. Năng lực của nó thì không dứt, tức Hóa thân. Trong bối cảnh này, “tâm” nghĩa là bản tánh của tâm, theo thuật ngữ của Đại Toàn Thiện thì đồng nghĩa với Bồ đề tâm. Trong cái thấy của Đại Toàn Thiện, Phật quả không chỉ có sẵn trong tâm của một chúng sanh, mà biểu lộ hoàn toàn như Ba Thân ngay ở đây và bây giờ.
Hơn nữa, những Bổn Tôn ở đây thật sự là những biểu lộ hay phản chiếu của Trạng Thái Bổn Nguyên của chính chúng ta; họ tượng trưng tiềm năng sáng tạo vốn sẵn của bản tánh của tâm. Họ biểu lộ một cách tự phát trong tự hoàn thiện (lhungrub) và là một diễn xuất của cái nhìn thanh tịnh những sự vật của chúng ta. Chẳng hạn, vào lúc kinh nghiệm trung ấm, năm uẩn của chúng ta biểu lộ với chúng ta như năm vị Phật Thiền, tâm thức biểu lộ như tám đại Bồ tát, và vân vân. Chúng ta cần nhận ra tất cả là những lưu xuất hay phóng chiếu (sprul- pa) của tự tâm chúng ta. Như vậy, về Ba Thân và những Bổn Tôn, khi chúng ta kính lễ hay quy y, chúng ta không thờ phụng một vị thần nào ở bên ngoài, mà xoay hướng dẫn đến Phật tánh vốn sẵn của chúng ta.