Bấy giờ, về phần giáo huấn để cạn kiệt sáu cực đoan và làm sụp đổ chúng: Dù có rất nhiều cái thấy khác nhau không đồng ý lẫn nhau,

Một phần của tài liệu Tu-Giai-Thoat-Qua-Thay-Voi-Tanh-Giac-Tran-Trui-Thien-Tri-Thuc-Dich (Trang 57 - 58)

C. Phần chót của tiêu đề tổng quát cho chúng ta nhan đề đặc biệt của bản văn này: gcer mthong rang-grol, “tự giải thoát” (rang-grol) qua thấy (mthong) một

18. Bấy giờ, về phần giáo huấn để cạn kiệt sáu cực đoan và làm sụp đổ chúng: Dù có rất nhiều cái thấy khác nhau không đồng ý lẫn nhau,

Dù có rất nhiều cái thấy khác nhau không đồng ý lẫn nhau,

Tâm này, nó là tánh giác nội tại của con, thật sự là tánh giác nguyên sơ tự phát sanh.

Và về cái này, người quan sát và tiến trình quan sát không phải là hai. Khi con nhìn và quan sát, tìm kiếm người đang nhìn và quan sát,

Bởi vì con tìm kiếm người quan sát này mà không tìm thấy nó, Vào lúc đó cái thấy của con cạn kiệt và sụp đổ.

Như vậy, dù đó là sự chấm dứt cái thấy của con, đây là sự bắt đầu đối với chính con.

Cái thấy và người đang thấy không tìm thấy hiện hữu ở đâu cả.

Không rơi vào cực đoan trống không và không hiện hữu ngay lúc bắt đầu,

Chính vào khoảnh khắc này tánh giác hiện diện của con trỏ nên trong sáng rạng rỡ.

Đây chính là cái thấy (hay cách thấy) của Đại Toàn Thiện.

(Thế nên) hiểu và không hiểu không phải là hai (thứ khác nhau).

Bấy giờ tiếp theo là những giáo huấn để làm cạn kiệt và sụp đổ sáu cực đoan. Sáu cực đoan nói đến những cái thấy, chẳng hạn như khẳng định sự hiện hữu hay không hiện hữu của cái gì, hay khẳng định nó là vĩnh cữu hay chịu sự

hủy diệt, và vân vân. Dù có nhiều quan điểm khác nhau về tâm, nhưng thật ra chúng bất đồng với nhau lớn lao. Cái chúng ta gọi là tâm trong bối cảnh này là tánh giác nội tại của mình, nó là tánh giác bổn nguyên tự phát sanh, về cái thấy của chúng ta, như đã nói ở trước, là cách thấy, chúng ta phải nhìn trong chúng ta, quan sát và khảo sát để thấy có sự khác biệt nào giữa người quan sát và tiến trình quan sát (lta bya lta byed). Đó không phải là hai cái khác nhau. Khi chúng ta quan sát tâm mình, nhìn xuống người quan sát, chúng ta không tìm thấy ai là người quan sát. Vào lúc ấy, nhận ra sự không thể tìm thấy này, cái thấy của chúng ta cạn kiệt và sụp đổ. Dù sự nhận ra này chấm dứt cái thấy của chúng ta, nó là sự bắt đầu của tánh giác tự thân. Như vậy chúng ta đã khám phá cho mình rằng cái thấy (lta- ba) và người đang nhìn thấy (lta-rgyu) không hiện hữu đâu cả như là những thực thể kín đáo và riêng rẽ. Mặt khác, bởi vì chúng ta không rơi một cách cực đoan và một bề vào một cái thấy cái không vào niềm tin rằng không có cái gì đã từng hiện hữu từ sơ thủy, tánh giác tự thân hiện tiền trực tiếp và rõ biết trở nên trong sáng rạng rỡ và thông minh, như bầu trời trống không và trong sáng không mây. Trong trạng huống này chúng ta thấy mình ở trong thể trạng của tấm gương, dù chúng ta hiểu hay không hiểu, điều này không còn là một trường hợp nhị nguyên.

Một phần của tài liệu Tu-Giai-Thoat-Qua-Thay-Voi-Tanh-Giac-Tran-Trui-Thien-Tri-Thuc-Dich (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)