C. Phần chót của tiêu đề tổng quát cho chúng ta nhan đề đặc biệt của bản văn này: gcer mthong rang-grol, “tự giải thoát” (rang-grol) qua thấy (mthong) một
6. Về phần tánh giác lóng lánh được gọi là “tâm” này, Dù người ta nói nó hiện hữu, nó không thực sự hiện hữu.
Dù người ta nói nó hiện hữu, nó không thực sự hiện hữu.
(Mặt khác) như là một nguồn, nó là nguồn gốc của sự khác biệt của tất cả an lạc của niết bàn và tất cả buồn đau của sanh tử.
Và về phần như là cái gì được khao khát, nó được yêu thích giống như Mười Một Thừa,
Về tên, những tên khác nhau áp dụng cho nó thì vô số. Một số người gọi nó là “bản tánh của tâm” hay “tự tâm”. Những người Tirthika gọi nó là Atman (Ngã) hay “tự ngã”. Những Thanh Văn gọi nó là Anatman hay “vô ngã”.
Những nhà Duy Thức (Chittamatrin) gọi nó là Chitta hay “Tâm”. Một số gọi nó là Bát Nhã ba la mật hay “sự toàn thiện của trí huệ”.
Một số gọi nó là Tathagatagarbha hay “Như Lai tạng”. Một số gọi nó là Mahamudra hay ‘Đại Ấn”.
Một số gọi nó là “Quả Cầu Duy Nhất”.
Một số gọi nó là Dharmadhatu (Pháp giới) hay “chiều kích của Thực tại”. Một Số gọi nó là Alaya hay “căn cứ của mọi sự”.
Và một số gọi nó một cách đơn giản là “cái biết bình thường”.
Đã sơ khởi dẫn nhập chúng ta vào tánh giác nội tại và cũng chỉ ra những người không nhận biết nó, bây giờ Padmasambhava dẫn chúng ta đến một sự
hiểu xác định hơn. Tánh giác rạng rỡ này (rig rig thur-thur-po) được gọi là “tâm” (sems nyid), dù chúng ta có thể khẳng định nó hiện hữu (theo nghĩa một thực thể), thì nó không hiện hữu theo cách như vậy. Tuy nhiên, nó là nguồn gốc của tất cả mọi khác biệt mà chúng ta kinh nghiệm như những buồn đau của sanh tử và an lạc của niết bàn. Dù cái nhìn thấy bất tịnh hay thanh tịnh, bản tánh của tâm là nguồn của mọi hiện tượng. Như nó được nói trong mọi thừa đến giác ngộ, là đang hiện hữu và là cái gì được yêu quý, vì nếu không có nó thì không đạt đến Phật quả cũng không có sự lạc lõng trong sanh tử. Nó là căn cứ nguồn gốc của mọi sự.
Hơn nữa, “tâm” này là cội nguồn của mọi sự được gán cho nhiều tên khác nhau bởi cả những người Phật giáo và không phải Phật giáo. Tổng quát, chúng ta đã gọi nó là bản tánh của tâm (sems nyid). Danh từ Tây Tạng này cũng có thể dịch là Tâm (sems) tự nó (nyid), tự tâm. Hậu tố nyid thường là phản thân, nghĩa là “tự nó, tự thân”, nhưng cũng được dùng để tạo thành những danh từ trừu tượng như hậu tố tiếng Anh “-ness” và “-ity”. Như vậy, dịch “bản tánh của tâm” thì vừa chính xác vừa không khoa trương. Nó cũng có một tương đương với từ chos nyid(Skt. Dharmata),“bản tánh của thực tại”,“pháp tánh”. Một số nhà Tirthika hay Ấn Độ gọi nó là Atman hay Tự ngã. Chữ này đặc biệt quy chiếu đến triết học Upanishad và Vedanta. Những Thanh Văn theo Kinh Tiểu thừa gọi nó là Anatman hay Vô ngã. Trong những người theo Kinh Đại thừa, những nhà Du Già hành tông hay Duy thức gọi nó là Chitta hay Tâm (sems), trong khi những nhà Trung Đạo gọi nó là Bát Nhã ba la mật hay sự Hoàn thiện của Trí huệ. Những người khác gọi nó là Như Lai tạng hay bào thai của Phật quả. Trong những người theo các Tan tra, một số người gọi nó là Đại Ấn (Mahamudra), số khác gọi là Quả Cầu Duy Nhất (thigle nyag-gcig), đây là một từ Đại Toàn Thiện, hoặc gọi nó là Pháp giới (chos dbyings, Skt. Dharmadhatu), hoặc gọi nó là Alaya hay căn cứ của mọi sự (kun gzhi). Những người khác lại đơn giản gọi nó là cái biết bình thường (tha-mal gyi shes-pa).