C. Phần chót của tiêu đề tổng quát cho chúng ta nhan đề đặc biệt của bản văn này: gcer mthong rang-grol, “tự giải thoát” (rang-grol) qua thấy (mthong) một
25. Hơn nữa về phần sự khác biệt của những hình tướng, nó tiêu biểu chân lý tương đối,
tương đối,
Thậm chí không cái nào trong những hình tướng ấy thực sự được tạo ra, rồi theo đó chúng lại biến mất.
Mọi sự, mọi hiện hữu hiện tượng, mọi cái trong sanh tử và niết bàn,
Chỉ là những hình tướng được tri giác bởi bản tánh đơn nhất của tâm cá nhân. Vào lúc đặc biệt, khi dòng tâm của con có những biến đổi,
Bấy giờ sẽ sanh khởi những hình tướng mà con tri giác như là những biến đổi bên ngoài.
Thế nên, mọi sự con thấy là một biểu lộ của tâm.
Và hơn nữa, mọi chúng sanh ở trong sáu cõi tái sanh tri giác mọi sự với cái nhìn thấy theo nghiệp riêng của họ.
Sự khác biệt lớn lao của những hình tướng trong hiện hữu tương đối thì không thực trong nghĩa tuyệt đối và sẽ chỉ tan rã. Mọi hiện hữu hiện tượng, mọi sự trong sanh tử và niết bàn, là những hình tướng được thấy trong bản tánh đơn nhất của tâm chúng ta, giống như những phản chiếu xuất hiện trong một tấm gương. Ở bất kỳ khoảnh khắc đặc biệt nào, trong sự tương tục của dòng tâm chúng ta, có xảy ra những biến đổi, và từ đây phát sanh những hình tướng mà chung ta tri giác như những thay đổi bên ngoài. Theo đó, mọi sự chúng ta tri giác là một hiện tướng của tâm. Thậm chí có sáu loại số phận của tái sanh chỉ là những hiện tướng khác nhau sanh khởi cho việc nhìn thấy. Mỗi số phận hay cõi tái sanh có nhìn thấy theo nghiệp riêng của mình, tùy theo nguyên nhân để tái sanh vào số phận đó. Tất cả chúng ta ở đây trong cuộc đời này đang kinh nghiệm cái nhìn thấy theo nghiệp con người bởi vì tất cả chúng ta đều sở hữu chung nguyên nhân cho một cái nhìn thấy như vậy. Bởi thế chúng ta chia xẻ với nhau cái nhìn thấy chung này. Nhưng với những chúng sanh trong các số phận khác thì không phải thế, cái nhìn của họ có những nguyên nhân khác. Chẳng hạn, khi nhìn vào một dòng sông trong mùa hè, chúng ta thấy nó hiện ra là nước tươi mát. Nhưng với một vị trời, họ có một loại nhìn thấy khác, dòng sông có vẻ là rượu tiên thơm ngọt. Trong khi một quỷ đói thì thấy nó là một dòng lờ đờ phân và nước tiểu thối tha, và với chúng sanh địa ngục thì đó là một dòng sông phún thạch. Như vậy, những hình tướng bên ngoài được chúng sanh tri giác theo cách được xác định bởi những nguyên nhân nghiệp bên trong. Cùng một dòng sông nhưng được tri giác hoàn toàn khác nhau bởi những chúng sanh sống trong chiều kích khác nhau.
Nhưng khi tâm chúng ta được chuyển hóa, mọi hình tướng bên ngoài được chuyển hóa. Nếu hai cái sanh tử và niết bàn này sanh khởi với chúng ta như những phản chiếu của tâm chúng ta, bấy giờ khi tâm chúng ta được chuyển hóa, khi cái nhìn thấy bất tịnh do nghiệp được chuyển hóa thành cái nhìn thấy thanh tịnh, cái này sẽ chuyển đổi thành cái kia. Thay vì sự lộn xộn dơ bẩn thường thấy là thế giới quanh ta, chúng ta tri giác mọi sự là mạn đà la thanh tịnh của Phật. Đây là nguyên lý của tantra: chuyển hóa. Dĩ nhiên điều này chỉ ra cái gì căn bản và sâu xa nhiều hơn là một quán tưởng bề ngoài của một tưởng tượng thỏa mãn mong ước – nó là một chuyển hóa căn bản tận gốc rễ của tâm. Nhưng ở đây trong ngữ cảnh này, nghĩa có khác một chút. Trong những Tantra đòi hỏi một số lớn chuyên cần và nỗ lực, một số lượng lớn thực hành quán tưởng cho rõ ràng. Nhưng trong Đại Toàn Thiện, không có cái gì được chuyển hóa, không có cái gì được quán tưởng như những mạn đà la đẹp đẽ và những bổn tôn tráng lệ, không có chút gì được tạo dựng bởi tâm, vì mọi hình tướng đã vốn tự hoàn thiện một cách tự phát từ sơ thủy.
Tất cả điều này thì dễ nói. Nhưng những hình thức bên ngoài có vẻ rất thực, rất cứng đặc và có thể chất đối với chúng ta. Có vẻ phải có cái gì thật sự ở ngoài kia và không phải không gian trống không, phủ đầy những bóng ma phóng chiếu của tâm. Tại sao những hình tướng có vẻ rất cứng đặc và thật như thế? Chúng ta phải hiểu rằng chính tâm bám nắm vào những hình tướng, vào tính chất có thực và có chất thể của chúng. Nhưng những hình tướng có vẻ cứng đặc này là trống không, chỉ là không gian; tự chứng không là gì cả, tồn tại trong sự liên hệ với mọi cái khác như những thực thể cụ thể riêng biệt phân minh, thực ra chúng chẳng là cái gì cả. Về điều này, không có lỗi lầm nơi chúng – đúng ra lỗi lầm nơi sự bám chặt của chúng ta vào chúng như là thật. Chính sự bám chặt này dẫn đến những gắn bó và ác cảm; đây là vấn đề chứ không phải tự những sự vật. Nhưng nếu chúng ta có thể hiểu được rằng bất kể chúng ta tìm kiếm bao lâu, bất kể chúng ta truy tìm bao xa, chúng ta cũng sẽ không tìm thấy ai là người đang bám níu, bấy giờ chúng ta sẽ khám phá ra giải thoát trong chính sự kiện ấy. Cái gì sanh khởi và cái gì giải thoát chỉ là những hiện tướng của tâm.