Dù có rất nhiều loại hạnh khác nhau không đồng ý lẫn nhau, Tánh giác nguyên sơ tự phát sanh của con là Quả cầu Duy Nhất.

Một phần của tài liệu Tu-Giai-Thoat-Qua-Thay-Voi-Tanh-Giac-Tran-Trui-Thien-Tri-Thuc-Dich (Trang 59 - 60)

C. Phần chót của tiêu đề tổng quát cho chúng ta nhan đề đặc biệt của bản văn này: gcer mthong rang-grol, “tự giải thoát” (rang-grol) qua thấy (mthong) một

20. Dù có rất nhiều loại hạnh khác nhau không đồng ý lẫn nhau, Tánh giác nguyên sơ tự phát sanh của con là Quả cầu Duy Nhất.

Tánh giác nguyên sơ tự phát sanh của con là Quả cầu Duy Nhất. Hạnh và người hành xử không phải là hai.

Khi con tìm người hành xử có làm hay không làm,

Bởi vì con đã tìm kiếm người hành động và không tìm thấy nó ở đâu cả, Vào lúc đó hạnh của con cạn kiệt và sụp đổ.

Như vậy, dù đó là sự chấm dứt hạnh của con, đây là sự bắt đầu đối với chính con.

Từ sơ thủy sự hành xử và người hành xử chưa từng hiện hữu,

Không rơi vào sức mạnh của những sai lầm và những khuynh hướng nghiệp, Tánh giác tức thời của con là một trong sáng không do tạo tác vốn sẵn.

Không chấp nhận hay chối bỏ điều gì, chỉ để cho sự vật như chúng là mà không cố gắng biến đổi chúng,

Chỉ hạnh hay cách cư xử như vậy là thanh tịnh.

(Thế nên) hành động thanh tịnh và không thanh tịnh không phải là hai (thứ khác nhau).

Bây giờ xem xét cách cư xử, hay hạnh của chúng ta. Dù có nhiều loại hạnh khác nhau, tánh giác bổn nguyên vốn sẵn hiện diện này là trạng thái của Quả cầu Duy Nhất (thig-le nyag-gcig). Trong trường hợp này, sự cư xử và người cư xử không phải là hai cái khác nhau. Khi quan sát hành động hay không hành động của chúng ta, và tìm kiếm người cư xử hay hành động, chúng ta không tìm thấy nó ở đâu cả. Khám phá ra sự không thể tìm thấy này, hạnh của chúng ta sẽ cạn kiệt và sụp đổ. Dù đây là sự chấm dứt của hạnh, nó là sự bắt đầu của tánh giác tự thân. Hành động và người hành động đã không hiện hữu như những thực thể ẩn kín tách biệt từ sơ thủy. Thế nên, không rơi vào ảnh hưởng

của những tập khí sai lầm, tánh giác tức thời của chúng ta trở thành sự tự trong sáng không do tạo tác. Không chấp nhận hay chối bỏ cái gì, chúng ta chỉ để cho những sự vật hiện hữu như chính chúng là mà không cố gắng chỉnh sửa chúng. Đây là cư xử hay hạnh thực sự thanh tịnh. Những hành động của chúng ta thanh tịnh hoặc bất tịnh, điều này không còn là một trường hợp nhị nguyên.

Một phần của tài liệu Tu-Giai-Thoat-Qua-Thay-Voi-Tanh-Giac-Tran-Trui-Thien-Tri-Thuc-Dich (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)