Trong cái này (tánh giác nội tại), Ba Thân là không thể tách lìa và hiện diện tròn đầy như là một.

Một phần của tài liệu Tu-Giai-Thoat-Qua-Thay-Voi-Tanh-Giac-Tran-Trui-Thien-Tri-Thuc-Dich (Trang 45 - 46)

C. Phần chót của tiêu đề tổng quát cho chúng ta nhan đề đặc biệt của bản văn này: gcer mthong rang-grol, “tự giải thoát” (rang-grol) qua thấy (mthong) một

8. Trong cái này (tánh giác nội tại), Ba Thân là không thể tách lìa và hiện diện tròn đầy như là một.

tròn đầy như là một.

Bởi vì nó trống không và không được tạo ra bất kỳ ở đâu, nó là Pháp thân.

Bởi vì sự trong sáng quang minh của nó tiêu biểu cho sự rạng rỡ trong suốt vốn sắn của tánh Không, nó là Báo thân.

Bởi vì sự sanh khởi của nó không bị che chướng và đứt đoạn ở bất cứ đâu, nó là Hóa thân.

Ba Thân này trọn vẹn và hiện diện đầy đủ như là một, chúng chính là tinh túy của nó.

Trong tánh giác Rigpa này, Ba Thân (Trikaya), mà chúng ta thường hiểu là “Ba Thân của Phật”, hiện diện một cách frọn vẹn và hợp nhất không thể tách lìa từ sơ thủy. Chúng hiện diện theo nghĩa trọn vẹn thành tựu và biểu lộ; chúng không thể tách lìa theo nghĩa chúng thật sự không phải là ba cái khác nhau mà chỉ là ba phương diện của một bản tánh đơn nhất của tâm. Chúng ta chỉ phân biệt chúng trong một nghĩa quy ước vì mục đích truyền thông và bàn luận. Từ Sanskrit kayanghĩa đen là “thân thể”, nhưng cũng như trong kinh nghiệm riêng của mình, thân thể vật lý và môi trường trực tiếp của chứng ta thâm nhập lẫn nhau và tạo thành một trường hoạt động đơn nhất, thế nên kaya cũng có nghĩa “chiều kích của hiện hữu”. Như vậy ba chiều kích hiện hữu của Phật và Pháp thân bao trùm khắp và hiện diện khắp; Báo thân biểu lộ trong Akanistha, bình diện cao nhất của hiện hữu; và Hóa thân biểu lộ với những chúng sanh bình thường trong thời gian và lịch sử. Gồm chung ba cái là Ba Thân.

Từ quan điểm của Đại Toàn Thiện, Ba Thân không phải là cái gì được đạt đến hay thực hiện ở một thời điểm nào đó, cũng không phải là cái gì tiềm ẩn hay bị bao phủ trong cá nhân và phải nuôi dưỡng trau dồi để đưa đến biểu lộ, như một hạt giống ngầm chứa cả một cái cây. Ba Thân đã hiện diện trọn vẹn từ vô

thủy trong bản tánh của tâm. Bởi vì trong tinh túy, bản tánh của tâm là tánh Không và không do cái gì làm ra, nó là Pháp thân. Nhưng nó không phải là một cái trống không tối tăm và lạnh lẽo. Bởi vì bản tánh của nó là quang minh trong sáng, sự rạng rỡ vốn sẵn của tánh Không là Báo thân. Và bởi vì sự sanh khởi của nó không bị che ám, chướng ngại hay đứt đoạn ở nơi nào cả, nó là Hóa thân. Khi chúng ta nói đến nền tảng, Trạng Thái Bổn Nguyên của cá nhân, chúng ta đang nói đến ba phương diện này: Tinh Túy của nó, Bản Tánh của nó, và Năng Lực của nó – và như Ba Thân là cơ sở, chúng là hiện diện một cách bổn nguyên và một tinh túy đơn nhất.

Một phần của tài liệu Tu-Giai-Thoat-Qua-Thay-Voi-Tanh-Giac-Tran-Trui-Thien-Tri-Thuc-Dich (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)