6. Lợi ích của kết quả nghiên cứu đối doanh nghiệp Đại lý làm thủ hải quan
1.7.2. Nghiên cứu định lƣợng
Chọn mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hình thức chọn mẫu thuận tiện, với lí do sử dụng phƣơng pháp này đối tƣợng trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu khảo sát, cũng nhƣ ít tốn kém thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Để đảm bảo nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê, với độ tin cậy cao thì việc xác định cỡ mẫu phù hợp là rất quan trọng. Đối tƣợng khảo sát là các giám đốc (hoặc nhân viên trực tiếp làm việc với đại lý hải quan) làm việc trong các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ đại lý hải quan, là doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH. Mẫu đƣợc chọn theo hình thức chọn mẫu phi xác suất một trong phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Theo Hair & các công sự, 2006 (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012), số mẫu ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát. Nghiên cứu này có 25 biến quan sát (p=25) nên kích thƣớc mẫu tối thiểu sẽ là n = 25 x 5 = 125. Trên cơ sở kích thƣớc mẫu tối thiểu là 125, tác giả dự kiến phát đi 170 phiếu khảo sát.
Cách thu thập dữ liệu và thiết kế bảng khảo sát
Nguyên tắc thiết kế bảng câu hỏi cần đảm bảo đơn giản, dễ dàng cho ngƣời đƣợc khảo sát khi trả lời câu hỏi và thuận tiện cho ngƣời điều tra trong quá trình tổng hợp dữ liệu.
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 3 phần sau:
Phần A:Giới thiệu chung.
Phần B:Nội dung khảo sát ý kiến về cảm nhận của khách hàng đã sử dụng quadịch vụ đại lý hải quan (có 28 câu hỏi).
37
Sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức độ từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” để đánh giá mức độ đồng ý hay không đồng ý của đối tƣợng khảo sát. Thang đo đƣợc biểu diễn ở Bảng 1.
Bảng 1.7: Bảng thang đo Likert 5 mức độ
Hoàn toàn không
đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5
Phần C: Thông tin Công ty - nơi mà ngƣời tham gia khảo sát đang làm việc.
Dữ liệu được thu thập dữ liệu như sau:
Bảng câu hỏi sẽ đƣợc gửi trực tiếp đến đối tƣợng là các nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, nhân viên giao nhận hiện trƣờng, lãnh đạo các phòng ban của các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bảng trả lời (bảng câu hỏi sau khi đƣợc đáp viên trả lời) sau khi thu thập lại sẽ đƣợc chọn lọc nhằm loại bỏ những bảng trả lời thiếu thông tin không phù hợp cho việc phân tích. Sau đó bảng trả lời sẽ đƣợc mã hóa, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Trình tự các bƣớc phân tích phân tích dữ liệu đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Thông qua phần mềm SPSS tác giả tiến hành phân tích dữ liệu (kiểm tra độ tin cậy (cronbach alpha’s), phân tích nhân tố khám phá (EFA)) để đánh giá đƣợc thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu.
38
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐỐI
VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĐẠI LÝ HẢI QUAN
2. Sự hình thành phát triển, đặc thù của Đại lý làm thủ tục hải quan ở Việt Nam
2.1. Sự hình thành phát triển
Cùng với xu hƣớng phát triển chung của thế giới, với sự hội nhập và thông hàng hóa ngày càng cao dẫn đến lƣu lƣợng hàng hóa trao đổi mua bán giữa nƣớc ta với các quốc gia khác cũng tăng lên nhanh chóng, từ đó đòi hỏi nhu cầu làm thủ tục và thông quan hàng hóa phải nhanh chóng. Xuất phát từ các lợi ích mà đại lý làm thủ tục hải quan mang lại cho các doanh nghiệp, cho hoạt động quản lý của cơ quan hải quan, cho nền kinh tế xã hội đồng thời cũng chính là cho bản thân đại lý nên vào năm 1995, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo và xin phép Tổng cục Hải quan mở lớp huấn luyện, bồi dƣỡng nghiệp vụ khai báo hải quan và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho từng doanh nghiệp trên địa bàn nhằm đƣa hoạt động khai thuê hải quan vào sự quản lý của cơ quan hải quan. Ngày 08/01/1999, đứng trƣớc yêu cầu thúc bách của các doanh nghiệp đối với loại hình này, đồng thời để triển khai đồng bộ các nội dung đã đƣợc xây dựng trong đề án cải cách thủ tục hải quan nêu tại Tờ trình Thủ tƣớng Chính phủ số: 146/TCHQ–GSQL ngày 14/01/1998 và đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận tại Công văn số 162/CP–KTTH ngày 17/02/1998, Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 15/1999/QĐ– TCHQ ban hành “Quy chế tạm thời quản lý dịch vụ khai thuê hải quan” thí điểm tại 7 địa phƣơng là Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu... Nội dung quy chế tạm thời cho phép tất cả các doanh nghiệp đƣợc tham gia hoạt động đăng ký làm dịch vụ này trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện đƣợc quy định trong quy chế. Tuy nhiên vào thời điểm đó loại hình dịch vụ này chƣa thực sự phát triển theo đúng nghĩa của nó, vẫn còn rất manh mún và việc nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan chỉ tập trung vào các cá nhân chuyên khai thuê. Sau một thời gian xây dựng sọan thảo Nghị định số 79/2005/NĐ-CP của Chính phủ ra đời nhằm thiết lập một cơ sở pháp lý cụ thể để xây dựng và phát triển loại hình Đại lý Hải quan
39
này. Đến nay thì Nghị định số 79/2005/NĐ-CP đã đƣợc thay thế bằng Nghị định số 14/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Hoạt động Đại lý làm thủ tục hải quan đƣợc nhắc tới trong luật Hải quan năm 2001 ban hành 29/06/2001 và đƣợc sửa đổi bổ sung bằng luật Hải quan 2005 ngày 14/06/2005. Điều kiện đăng ký và hoạt động của Đại lý làm thủ tục hải quan đƣợc Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/06/2005. Tiếp theo, Bộ Tài chính cũng đã có Thông tƣ số 73/2005/TT-BTC ngày 05/09/2005 hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 79/2005/NĐ-CP về việc quy định điều kiện đăng ký và hoạt động của Đại lý làm thủ tục hải quan. Và Thông tƣ số 73/2005/TT-BTC đƣợc hƣớng dẫn chi tiết cụ thể bởi công văn số 17511/BTC- TCHQ. Ngày 16/02/2011, Chính phủ ban hành nghị định số 14/2011/NĐ-CP thay thế cho nghị định 79, kèm theo đó là Thông tƣ số 80/2011/TT-BTC hƣớng dẫn một số điều của Nghị định 14/2011/NĐ-CP. Qua đó ta có thể thấy hoạt động Đại lý Hải quan ra đời và phát triển trên cơ sở gắn liền với các văn bản pháp lý, đây là một nền tảng quan trọng giúp loại hình dịch vụ này phát huy hết đƣợc vai trò của nó trong nền kinh tế.
Từ năm 2010 Tổng cục Hải quan đã triển khai phần mềm ECUS khai hải quan điện tử thay thế thủ tục hải quan từ xa và truyền thống. Muốn làm điều đó cần đến một lƣợng cơ sở dữ liệu lớn nên cần có sự đồng bộ về trang thiết bị giữa hải quan và doanh nghiệp hay Đại lý làm thủ tục hải quan.
Theo khảo sát mới đây của Hiệp hội Logistic Việt Nam đối với một số doanh nghiệp làm dịch vụ Đại lý làm thủ tục hải quan quan nhƣ sau: Địa bàn hoạt động của Đại lý làm thủ tục hải quan miền Bắc chiếm 40% miền Trung chiếm 26%, miền Nam chiếm 33,33%. Tính đến 01/2021, Tổng cục Hải quan đã thực hiện công nhận 1.521 doanh doanh nghiệp làm Đại lý làm thủ tục hải quan, Trong năm 2016, hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đƣợc triển khai đồng bộ, hiệu quả và đạt kết quả toàn diện trên cả 3 trụ cột quan trọng: chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế và khoa giáo.
40
Năm 2019, Việt Nam ra mhập CPTPP, năm 2020 ra nhập thêm EVFTA, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta tiếp tục tham gia một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN, cùng các nƣớc thành viên xác định những định hƣớng lớn cho hiệp hội giai đoạn sau khi thành lập Cộng đồng vào năm 2015, thúc đẩy hợp tác nội khối, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.