Bố trí điện nước trên công trường

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 71 - 73)

 Bố trí điện

− Nguồn cung cấp điện:

+ Sử dụng nguồn từ mạng lưới điện cao thế nằm trong hệ thống điện quốc gia (qua trạm biến thế)

+ Sử dụng nguồn từ các trạm phát, máy phát

− Bố trí mạng lưới điện:

+ Các trạm biến áp (nếu có) nên bố trí ở trung tâm những nơi tiêu thụ, bán kính phục vụ của trạm biến áp R 500m với điện áp là 380/220 ( nếu điện áp là 220/120 thì bán kính R 250m)

+ Khi vạch tuyến dây phải đảm bảo: đường dây ngắn nhất, ít chướng ngại và phải mắc ở một bên đường để dễ thi công nhưng không làm cản trở giao thông. Cột điện cách nhau 20 đến 30 m và đường dây phải cách các vật kến trúc 1,5m (theo chiều ngang)

+ Khoảng cách dây võng nhất đến mặt đất phải 6m với khu dân cư, 5m với khu công trình có người qua lại và 4m với các đoạn dây nhánh và công trình

+ Dây phải bọc, đản bảo độ bền cơ học

+ Tủ điện phân phối điện chính cho thi công cần đặt nơi dễ tháo lắp. mỗi máy thi công phải có cầu dao riêng và phải có rơle bảo vệ

 Bố trí nguồn nước

− Nguồn cung cấp nước:

+ Nước do các nhà máy nước của địa phương cung cấp

+ Nước lấy từ các nguồn nước thiên nhiên: sông, suối, ao, hồ, giếng ngầm, …

− Bố trí mạng lưới cấp nước:

+ Mạng lưới cấp nước có thể được thiết kế bố trí theo sơ đồ mạng lưới cụt, mạng vòng hay mạng hỗn hợp

Hình 5.6. Mạng cụt Hình 5.7. Mạng hỗn hợp

Hình 5.8. Mạng vòng

+ Tổng chiều dài đường ống là ngắn nhất

+ Đường ống phải đến tất cả các vị trí dùng nước

+ Chú ý đến khả năng thay đổi cho phù hợp giai đoạn thi công

+ Phải đảm bảo đủ lưu lượng tính toán

+ Khi công trình cao phải có bể chứa và máy bơm đầy phụ

+ Mỗi công trình phải bố trí ít nhất là 2 họng cứu hỏa, mỗi họng cứu hỏa cách nhau 20 đến 30m

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w