− Quy cách buộc nối cốt thép cột theo tiêu chuẩn:
+ Chiều dài đoạn nối thép tối tiểu là 30D
+ Ko nối quá 50% dung tích cốt thép trên mặt cắt ngang của tiết diện
+ Lúc nối buộc cốt thép tại chân cột, cần tăng cường thêm thép đai cột cho toàn bộ đoạn nối
+ Trong mối nối cần được buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và 2 đầu)
Hình 2.17. Cốt thép cột sau khi được buộc nối
− Quy cách buộc nối cốt thép dầm theo tiêu chuẩn:
+ Không nối quá 50% diện tích cốt thép trên mặt cắt ngang của tiết diện – nối so le
+ Không nối tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong
+ Trong mối nối cần được buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và 2 đầu)
− Quy cách buộc nối cốt thép sàn theo tiêu chuẩn:
+ Không nối tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Thép lớp dưới không nên nối giữa nhịp ô sàn, thép lớp trên không nên nối tại gối
+ Không nối quá 50% diện tích cốt thép trên một mặt cắt (phải được nối so le)
Hình 2.19. Buộc nối cốt thép sàn 2.4. Phương tiện và phương pháp vận chuyển cốt thép
− Những yêu cầu khi vận chuyển cốt thép:
+ Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép
+ Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lố theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
+ Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển
− Phương tiện vận chuyển cốt thép theo phương ngang:
+ Vận chuyển cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn thường dùng ô tô, máy kéo, xe goòng. Những cấu kiện có chiều dài dưới 6m thường dùng ô tô vận tải để vận chuyển. Kết cấu nặng có chiều dài trên 6m phải dùng ô tô vận tải loại nặng có kéo rơmoóc
+ Cốt thép từng thanh buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
+ Các khung, lưới cốt thép lớn có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.
+ Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại bộ phận lắp dựng sau.
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để bién dạng trong quá trình đổ bê tông
+ Các con kê đặt các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m cho 1 điểm kê
− Phương tiện vận chuyển cốt thép lên cao là: cần trục tháp, vận thăng, máy nâng
Hình 2.20. Máy nâng Hình 2.21. Cần trục tháp 2.5. Các biện pháp an toàn trong quá trình gia công và lắp đặt cốt thép
− Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo
− Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc các thiết bị chuyên dùng. Sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân thủ quy định. Phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép
− Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nhất là gia công các loại thép có đường kính lớn hơn 20mm. Nếu bàn gia công cốt thép có người lao động làm việc ở hai phía, thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m
− Khi nắn thẳng cốt thép tròn cuộn bằng máy phải: Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy; Hãm động cơ khi đưa đầu cốt thép vào trục cuộn; Rào ngăn hai bên sợi thép chạy từ trục cuộn đến tang của máy
− Trục cuộn các cuộn thép phải đặt cách tang của máy từ 1,5m đến 2m và đặt cách mặt nền không lớn hơn 0,5m, xung quanh phải có rào chắn. Giữa trục cuộn và tang của máy phải có bộ phận hạn chế sự chuyển dịch của dây thép đang tháo. Chỉ được mắc đấu sợi thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động
− Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột và văng vào người. Đầu cáp của tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng bằng thiết bị chuyên dùng. Không nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che chắn. Chỉ được tháo hoặc lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi tời kéo ngừng hoạt động
− Không được dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết bị đảm bảo an toàn
− Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đĩa quay ngừng hoạt động
− Không uốn thẳng các đoạn thép bằng cách kéo căng chúng tại các vị trí không được rào chắn và không an toàn ở trên công trường
− Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép có chiều dài nhỏ hơn 30cm
− Dàn cốt thép phải được đặt cẩn thận, không lật, không rơi trước khi lắp dựng cốp pha cho chúng
− Lắp dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm, xà, cột, tường và các kết cấu tương tự khác phải sử dụng sàn thao tác rộng hơn hoặc bằng 1m
− Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, mối buộc. Khi cắt bỏ các phần thép thừa ở trên cao, người lao động phải đeo dây an toàn và bên dưới phải có biển cảnh báo
− Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn 40cm
− Hàn cốt thép vào khung và lưới; hàn thép chờ… phải tuân theo quy định
− Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên các ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép trong thiết kế
− Khi đặt cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện. Trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện
Hình 2.22. Một số hình ảnh về an toàn lao động khi thi công cốt thép CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC XÂY TRÁT