− Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công là:
+ Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.
+ Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.
+ Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép.
− Yêu cầu khi lắp dựng cốt thép:
+ Các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trở đến các bộ phận lắp dựng sau.
+ Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình thi công.
+ Sau khi lồng và buộc xong cốt đai, cố định tạm ta lắp ván khuôn cột.
2.1.3.1. Lắp đặt cốt thép móng
− Móng băng nhà xây:
+ Cốt thép móng băng thường được lắp dựng trước khi lắp dựng cốp pha và đà giáo.
+ Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ lớp lót móng và truyền tim cột xuống đáy hố móng tiến hành đặt cốt thép móng băng.
+ Nếu mặt bằng hố móng chật hẹp nên hàn hoặc buộc cốt thép thành lưới sẵn rồi mới hạ xuống hố móng. Nếu mặt bằng hố móng đủ rộng lắp dựng cốt thép ngay trên đáy hố móng xuống dưới rồi mới đặt cốt thép phân bố lên trên.
+ Các con kê lớp bê tông bảo vệ cốt thép, tùy theo mặt độ cốt thép đặt cách nhau 0,7- 1m theo hai phương.
Hình 2.4. Móng băng nhà xây
− Móng băng nhà khung:
+ Nên lắp dựng cốt thép móng ngang và móng dọc trước, điều chỉnh tim móng theo hai phương, bước liên kết chắc chắn các đầm với nhau, đặt con kê lớp bê tông hảo vệ cốt thép rồi mới luồn thép cạnh ngắn, điều chỉnh cho đúng tim và vị trí rồi buộc với thép dầm.
+ Sau đó rải đều thép phân bổ và buộc nó với thép chịu lực.
+ Cuối cùng đặt và định vị thép chờ cột.
2.1.3.2. Lắp đặt cốt thép dầm
− Cốt thép dầm có thể đặt buộc ở ngoài rồi hạ xuống vị trí áp dụng cho các dầm cỡ nhỏ và trung bình, vận chuyển ngang và lên cao được. Khung thép dầm được làm sẵn trong các xưởng gia công ngay cạnh công trình hoặc ngay trên đỉnh dầm xong đem đặt vào trong ván khuôn dầm.
− Khi buộc khung dầm nên sử dụng 2 chân kê gỗ và 2 thanh ngang làm đòn gánh đỡ hai đầu thép.
− Kê như vậy sẽ dễ làm hơn, bảo đảm vị trí cốt thép trong khung buộc và khoảng cách thép đai, nhớ buộc thép trái chiều nhau để khung thép không xộc xệch, bước xong lật ngược khung thép lên, luồn cốt thép dọc lớp trên rồi tiến hành buộc với thép đai.
Hình 2.5. Lắp đặt cốt thép dầm
2.1.3.3. Lắp đặt cốt thép cột
− Các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trở đến các bộ phận lắp dựng sau.
− Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình thi công.
− Sau khi luồn và buộc xong cốt đai, cố định tạm ta lắp ván khuôn cột.
− Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép ván khuôn. Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d=1mm,
các khoảngnối phải đúng yêu cầu kỹ thuật. Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.
− Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ. Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453-95 và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.
Hình 2.6. Thi công lắp dựng cốt thép cột