Chất lượng và phương pháp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 65 - 66)

 Yêu cầu về chất lượng

− Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công

+ Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông

+ Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện

+ Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể, gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công

+ Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc

+ Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng

+ Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo

− Giàn giáo khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Vật liệu làm giàn giáo còn đủ tốt để sử dụng được. Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật liệu sử dụng làm giàn giáo. Tre, gỗ, đã bị mục, bị mối xông hoặc bị khuyết do các tác động cơ học con người tạo nên, không được tiếp tục sử dụng. Thanh, ống kim loại trong giàn giáo thép nếu bị ăn mòn, gỉ sét hoặc bị biến hình do va đập, móp, bẹp cũng không được sử dụng

+ Phải bảo đảm liên kết đúng các điều kiện thiết kế để xuất. Vật liệu để liên kết phải mới, bảo đảm các tiêu chí thiết kế và những vị trí liên kết phải được thi công tốt, chặt, bền

+ Kiểm tra độ ổn định của từng thanh theo tiêu chí độ mảnh của thanh.

+ Khoảng cách giữa cách khung phải thích hợp với trọng tải tác động lên nó. Nhà sản xuất phải có chỉ dẫn về các trọng tải cho phép. Các bộ nối và kiểu giằng

+ Các chân khung sát nền phải được lắp các chân để đặt và điều chỉnh trên các tấm đỡ chống lún để có thể chịu được trọng tải tối đa của hệ giàn giáo.

+ Nơi dễ bị nhổ lên, các khung của giàn giáo phải được khóa chặt với nhau theo chiều đứng bằng các chốt hoặc các biện pháp khác, làm sao cho giàn giáo được chặt chẽ, không lung lay

+ Khi đặt một khung trên khung khác phải sử dụng bộ nối tạo cho các chân của khung thẳng đứng

+ Phải kiểm tra định kỳ phụ kiện và khung của giàn giáo ống thép được chế tạo sẵn. Những bộ phận bị mòn hay hư hỏng, phải được thay thế ngay  Phương pháp kiểm tra

− Kiểm tra giữa bản vẽ thiết kế và thực tế vị trí các cấu kiện,hình dáng đã khớp chưa

− Dùng thước để kiểm tra kích thước các cấu kiện có đúng với thiết kế không

− Dùng mắt thường để kiểm tra chất lượng của vật liệu làm ván khuôn, giàn giáo

− Dùng quả dọi, máy kinh vĩ để kiểm tra lại tim, trục định vị

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w