Phương pháp nối, buộc cốt thép

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 32 - 36)

 Nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc

− Hai thanh thép nối được đặt chập lên nhau, dùng thép mềm 1mm buộc ở ba điểm, sau đó đổ bê tông chum kín thanh thép

− Chiều dài mối nối có thể xác định theo bảng 2.1

Bảng 2.1. Chiều dài mối nối buộc cốt thép

Chiều dài nối buộc Loại cốt

thép

Vùng chịu kéo Vùng chịu nén Dầ m tườ ng Kết cấu khác C ó m ó c Kh ông mó c Thép tròn trơn 40d 30d 2 0 d 30d Thép cán nóng có gờ 40d 30d - 20d Thép kéo nguội 45d 30d 2 0 d 30d

+ Cốt thép trơn khi nối buộc phải nối móc theo góc 180o, cốt thép gai không cần uốn móc

+ Phương pháp nối buộc chỉ áp dụng với thép có đường kính nhỏ hơn 16mm. Khi sử dụng thép cường độ cao không cho phép nối hàn thì phải nối buộc theo chỉ dẫn cụ thể

+ Trên mỗi tiết diện cắt ngang, số mối nối không quá 25% với thép trơn và 50% với thép có gờ

Hình 2.12. Nối buộc thép

 Nối cốt thép bằng phương pháp nối hàn

− Phương pháp hàn hồ quang

+ Phải có que hàn, một cực của nguồn điện hàn nối trực tiếp với cốt thép cần hàn, còn cực kia nối với que hàn qua cặp hàn. Sau khi chạm que hàn vào cốt thép rồi nhích nó ra một khoảng nhỏ tại đó phát ra tia hồ quang điện tạo ra nhiệt độ làm nóng chảy thép hàn và que hàn, hòa chúng với nhau làm một. Sau khi ngắt dòng điện ta được mối hàn rắn chắc.

+ Đường kính que hàn phụ thuộc vào đường kính cốt thép và cường độ dòng điện hàn. Tham khảo bảng 2.2

Bảng 2.2. Lựa chọn đường kính que hàn

Các đặc trưng Đường kính cốt thép (mm)

5 - 10 10 - 20 20 - 32

Đường kính que

hàn 3 4 5

Dòng điện hàn (A) 100-150 150-200 200-250

+ Số hiệu và loại que hàn phải phù hợp theo yêu cầu của thiết kế quy định. Các loại mối hàn cốt thép thường dùng (Hình 2.13)

Hình 2.13. Các loại mối nối hàn hồ quang

Hình 2.14. Máy hàn hồ quang

+ Ưu điểm của phương pháp hàn hồ quang là cơ động; nhược điểm là tốn thép nối, chất lượng mối hàn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ.

− Phương pháp hàn điện trở

+ Phương pháp hàn điện trở là phương pháp lợi dụng nguyên lý khi dòng điện đi qua vật dẫn thì nhiệt lượng sinh ra sẽ tỷ lệ với điện trở và bình phương cường độ dòng điện.

+ Để thực hiện phương pháp hàn điện trở, mối hàn giữa hai mác thép được cách nhau một khe hở nhỏ để tạo thành điện trở. Đây là điểm sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng cực lớn giúp đốt cháy vật hàn, sau khi dòng điện bị ngắt, thực hiện ép chặt hai vật hàn lại.

+ Ưu điểm của phương pháp hàn điện trở là cho năng suất cao, so với phương pháp hàn hồ quang thì năng xuất cao hơn từ 3-4 lần, giá thành cho mối hàn rẻ (so với hàn hồ quang, tiết kiệm khoảng 1,2% sắt vì không cần sắt nối), không cần sắt nối nên giúp tiết kiệm mác thép, không tạo ra các đoạn thừa phế liệu, tiết kiệm cốt thép (khoảng 10%) và không cần dùng que hàn.

+ Hạn chế của phương pháp này là cần thực hiện tại các nhà máy, xưởng gia công.

Hình 2.15. Máy hàn điện trở

 Nối thép bằng phương pháp dùng ống nối

− Phương pháp này chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

− Theo phương pháp này, hai đầu thanh thép cần được nối được tiện hoặc taro ren, ống nối (măng sông) được sản xuất trong nhà máy

− Việc nối thép được thực hiện tại công trường

− Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là:

+ Chất lượng mối nối ổn định và độ tin cậy cao

+ Cốt thép làm việc đồng tâm

+ Thời gian thi công nhanh, công việc tạo ren sẽ được làm trước.

+ Phạm vi ứng dụng rộng rãi, thích hợp dùng cho loại thép CII, CIII có đường kính từ 16 đến 50mm.

+ Bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.

+ Công nghệ tiên tiến, thích hợp với các công trình đòi hỏi chất lượng mối nối cao.

+ Năng lượng tiêu thụ thấp, tiết kiệm khối lượng lớn thép ngắn và đầu mẩu.

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với cốt thép có đường kính trên 20mm

Hình 2.16. Ống nối ren

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w