Các thao tác trong quá trình cẩu lắp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 80 - 82)

− Bước 1: Chuẩn bị kết cấu

+ Chải sạch các điểm tựa của kết cấu, vạch sẵn các đường tim, cốt; bẻ thẳng các đầu cốt thép thòi ra, kiểm tra vị trí các chi tiết chôn sẵn.

+ Trang bị cho kết cấu những thứ cần thiết như: thang, sàn công tác, giằng cố định, dây điều chỉnh...

+ Trên mặt kết cấu phải ghi kí hiệu kết cấu, đánh dấu mặt trên mặt dưới các kết cấu có cốt thép một phía, xác định trọng tâm các kết cấu phức tạp và không đối xứng, ghi vị trí điểm treo buộc

+ Những kết cấu nào không chịu được tải trọng bản thân khi cẩu lắp thì phải gia cường trước

− Bước 2: Treo buộc và vận chuyển kết cấu đến vị trí lắp

+ Sắp xếp các kết cấu nằm trong tầm hoạt động của cần trục lắp ghép, ở vị trí thuận tiện nhất cho việc treo buộc

+ Phân bố điểm treo buộc kết cấu sao cho không gây ra những ứng suất quá lớn khi cẩu và không làm đứt dây cẩu, quai cẩu, khi cần thiết thì dùng thêm đòn treo

+ Các dụng cụ treo buộc kết cấu phải đảm bảo không bị tuột bất ngờ

+ Nên treo buộc kết cấu gần giống tư thế của nó ở vị trí thiết kế nhất

− Bước 3: Lắp, cố định tạm và điều chỉnh kết cấu

+ Khi cẩu kết cấu gần sức trục ở độ với nào đó, phải nâng cấu kiện lên cao 20-30cm để kiểm tra độ ổn định của cần trục, độ bền của dụng cụ hãm và thiết bị treo buộc

+ Giữ cấu kiện khỏi quay đưa bằng một hoặc hai dây thừng buỗ sẵn ở đầu cấu kiện. Dùng đòn bẩy dẫn kết cấu dần vào vị trí thiết kế của nó, không cho va chạm mạnh vào các bộ phận kết cấu khác

+ Treo buộc luân phiên các kết cấu, nhất là kết cấu đứng và kết cấu nằm, yêu cầu luôn thay đổi dụng cụ treo buộc và các viết bị khác, như vậy năng suất công tác lắp ghép bị giảm sút. Nên tổ chức lắp ghép từng loại kết cấu gần giống nhau theo một trình tự nhất định

+ Lắp đặt kết cấu và đúng vị trí thiết kế bằng cần trụ. Thời gian sử dụng cần trục dài nhưng tốn ít công sức, không tốn công lao động thủ công. Nếu có sử dụng thiết bị điều chỉnh thì thiết bị điều chỉnh nhỏ và cách cố định tạm kết cấu không tức tạp

+ Điều chỉnh kết cấu bằng những thiết bị đặc biệt, sa khi đã lắp đặt kết cấu vào chỗ và cố định tạm: mau chóng giải phóng cần trục nhưng tốn nhiều công lạc động thủ công hơn, những thiết bị dùng để điều chỉ kết cấu thường nặng và cồng kềnh hơn

+ Trong quá trình cố định tạm luôn phải đảm bảo vị trí kết cấu chính xác theo thiết kế, chuẩn bị sẵn sàn cho việc cố định vĩnh viễn kết cấu

5.4.3. Các biện pháp an toàn lao động

− Đề phòng sự cố hoặc tai nạn lao động khi sử dụng cần trục lắp ghép

+ Các cần trục để cẩu lắp phải đáp ứng với các thông số yêu cầu lắp ghép cấu kiện về trọng lượng, kích thước (chiều dài, chiều rộng và chiều cao), vị trí lắp đặt chúng trên công trình (cao trình, mốc lắp đặt và khoảng cách từ vị trí lắp đặt của cấu kiện đến cần trục)

+ Trong mọi trường hợp, không được cẩu lắp cấu kiện có trọng lượng lớn hơn trọng tải (sức cẩu) của cần trục ở tầm với tương ứng.

+ Không được cẩu cấu kiện bị vùi lấp dưới đất hoặc bị vật nặng khác đè lên.

+ Không được cẩu cấu kiện đặt ở ngoài tầm với lớn nhất để tránh phải cẩu với, cẩu kéo lê cấu kiện hoặc công nhân phải kéo hay đẩy cấu kiện khi còn treo lơ lửng trên không

− Đề phòng cấu kiện bị rơi khi treo buộc

+ Treo buộc các cấu kiện cẩu lắp là một thao tác rất quan trọng để ngăn ngừa chúng bị tuột, gãy hoặc rơi, gây tai nạn lao động

+ Dây treo buộc thường là cáp bằng thép với đường kính và khả năng chịu lực đã tính toán phù hợp với trọng lượng vật cẩu

+ Các nút buộc phải chặt, chỗ treo móc phải chắc chắn, không để tuột rơi cấu kiện khi cẩu lắp

+ Dây treo buộc phải được kiểm tra thường xuyên. Nếu số sợi thép của cáp bị đứt hoặc đường kính cáp bị mài mòn quá quy định theo tiêu chuẩn hoặc khi các tao cáp đã bị tách rời hoặc không bện chặt vào nhau nữa thì phải loại bỏ

+ Vị trí treo buộc phải chọn sao cho khi cẩu lên cấu kiện ở trạng thái cân bằng, không bị nghiêng hoặc lật. Nếu cấu kiện có cạnh sắc, chỗ buộc dây

treo phải có đệm lót bằng gỗ hay cao su để dây không bị mài mòn hoặc đứt. Miếng đệm phải được gắn chặt vào cấu kiện hoặc dây treo để tránh rơi xuống lúc dây bị chùng hay lúc đã đặt cấu kiện vào vị trí

+ Móc cẩu của cần trục cũng như móc treo ở các đầu dây treo phải có khóa an toàn để cáp không tuột khỏi móc cẩu, làm rơi cấu kiện

− Đề phòng tai nạn lao động khi cẩu chuyển cấu kiện

+ Khi cẩu chuyển cấu kiện theo phương ngang, phải nâng cấu kiện lên cao hơn các vật khác tối thiểu là 0,5m.

+ Khi cẩu chuyển những cấu kiện dài trên 6m, để giữ cho cấu kiện khỏi quay, có thể dùng dây chão đường kính không nhỏ hơn 25mm hay cáp thép nhỏ để giằng giữ và điều chỉnh.

+ Nếu trọng lượng của cấu kiện xấp xỉ bằng trọng tải ở tầm với tương ứng của cần trục, phải kiểm tra sự ổn định của cần trục và độ an toàn của phanh bằng cách cẩu thử trước cấu kiện đó lên độ cao khoảng 10 ÷ 20 cm. Nếu tải treo hoặc cần trục chưa cân thì phải cho hạ tải xuống mặt bằng để hiệu chỉnh lại. Cấm hiệu chỉnh tải khi tải đang ở trạng thái treo lơ lửng.

+ Khi cẩu chuyển, cấm tuyệt đối người bám vào hoặc ngồi, đứng trên cấu kiện cũng như cấm gá đặt bất kỳ vật gì ở trên đó nếu không được buộc giữ chắc chắn.

+ Trong thời gian cẩu lắp cấu kiện, khu vực nguy hiểm phải được rào ngăn và có tín hiệu và biển báo đề phòng. Cấm người đứng ở dưới mà ở trên đang tiến hành lắp ghép, cũng như ở trong khu vực di chuyển cấu kiện bằng cần trục.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công nhân huce (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w