Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36)

Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tiền thân là Chi Cục Hải quan Đồng Nai, thành lập theo quyết định 1406/BNgT-TCCB ngày 12/11/1977 của Bộ Ngoại thương. Đến ngày 04/12/1979, Bộ Ngoại thương có Quyết định 1004/BNgT-TCCB giải thể Chi cục Hải quan Đồng Nai và Quyết định 1005/BNgT-TCCB thành lập Chi cục Hải quan Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trên cơ sở Chi cục Hải quan Đồng Nai và nay là Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quá trình hình thành và phát triển ấy, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với chức năng quản lý nhà nước về Hải quan, những năm qua Cục Hải quan tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hàng trăm ngàn lượt phương tiện vận tải, thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh kinh tế. Khác với Hải quan các địa phương trên cả nước, Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu còn là nơi duy nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan, phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí - một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, dịch vụ vận tải trung chuyển hàng hóa, đặc biệt là lĩnh vực khai thác dầu khí, điện, luyện kim, phân bón … Bà Rịa – Vũng Tàu được biết đến như một vùng đất năng động, giàu tiềm năng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Trên cơ sở xác định đầu tư nước ngoài là một nguồn lực quan trọng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang thể hiện quyết tâm mạnh

mẽ cải thiện môi trường đầu tư, nhanh chóng khẳng định Bà Rịa – Vũng Tàu là địa chỉ đầu tư An toàn và Hiệu quả trong vùng kinh tế năng động phía Nam.

Vinh dự và tự hào được đứng chân trên vùng đất đầy triển vọng này, Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan, thực hiện tiêu chí của Hải quan Việt Nam là “Chuyên nghiệp-Minh Bạch- Hiệu quả”, góp phần cùng với địa phương khẳng định Bà Rịa – Vũng Tàu là một điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Qua 42 năm hình thành và phát triển cùng với sự phát triển về kinh tế của tỉnh nhà, với chức năng quản lý nhà nước về Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh kinh tế. Khác với Hải quan các địa phương trên cả nước, Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu còn là nơi duy nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan, phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí - một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

2.4.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Hiện nay Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 08 đơn vị tham mưu giúp việc, 06 Chi cục Hải quan và 01 Đội kiểm soát; có trụ sở đóng tại các địa bàn hoạt động.

Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan năm 2014 và các quy định của pháp luật có liên quan. Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan Tỉnh như sau:

Chức năng:

Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:

a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

c) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

đ) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan;

g) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

h) Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

7. Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

8. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

9. Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

10. Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

11. Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

13. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Kết hợp với thực trạng tại tổ chức, mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về hài lòng trong công việc và các kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động theo các đặc điểm cá nhân. Các đặc điểm cá nhân được xem xét bao gồm giới tính và thời gian làm việc.

Tác giả xây dựng mô hình “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” gồm 6 thành phần: bản chất công việc, chính sách tiền lương và phúc lợi, quan hệ với đồng nghiệp, quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc. Mối liên hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau: Cơ hội đào tạo và

thăng tiến Sự hài lòng trong công việc Bản chất công việc Chính sách tiền lương và phúc lợi Quan hệ với đồng nghiệp

Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo

- H1: Bản chất công việc có tác động cùng chiều đối với sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- H2: Chính sách tiền lương và phúc lợi có tác động cùng chiều đối với sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- H3: Quan hệ với đồng nghiệp có tác động cùng chiều đối với sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- H4: Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo có tác động cùng chiều đối với sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- H5: Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động cùng chiều đối với sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- H6: Môi trường làm việc có tác động cùng chiều đối với sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bảng 2.4: Giả thuyết nghiên cứu

STT Ký hiệu Giải thích Kỳ vọng dấu

1 Biến phụ thuộc

Y Sự hài lòng trong công việc

2 Biến độc lập

2.1 H1 Bản chất công việc +

2.2 H2 Chính sách tiền lương và phúc lợi +

2.3 H3 Mối quan hệ với đồng nghiệp +

2.4 H4 Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo +

2.5 H5 Cơ hội đào tạo và thăng tiến +

2.6 H6 Môi trường làm việc +

Thang đo mức độ hài lòng với các thành phần của công việc nổi tiếng nhất trên thế giới là Chỉ số mô tả công việc (JDI - job descriptive index) của Smith và các cộng sự (1969), được phát triển tại đại học Cornell Hoa Kỳ. Theo Price Mayer and Schoorman (1992-1997), giá trị và độ tin cậy của Chỉ số mô tả công việc được đánh giá rất cao trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết.

Smith (1967) cho rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Các yếu tố đó bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp.

Căn cứ tình hình thực tế tại tổ chức, dựa trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng trong công việc, nghiên cứu này sẽ lựa chọn các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc như sau: bản chất công việc, chính sách tiền lương và phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp, quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc. Các yếu tố này được xác định là sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của người lao động, sự thay đổi theo chiều hướng tốt hay xấu của các yếu tố này sẽ làm tăng hoặc giảm mức độ hài lòng trong công việc của người lao động.

2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động

2.5.2.1. Bản chất công việc

Bản chất công việc bao gồm các yếu tố, tính chất của công việc tác động đến kết quả làm việc của người lao động. Nghiên cứu này sẽ xem xét các yếu tố sau:

Công việc cho phép khai thác tốt các năng lực cá nhân. Công việc rất hấp dẫn, thú vị.

Công việc đem đến nhiều cơ hội, thách thức.

Có thể nhận thấy rõ ràng, cụ thể kết quả hoàn thành công việc.

2.5.2.2. Chính sách tiền lương và phúc lợi

Theo Stanton và Croddley (2000) cho rằng sự hài lòng về tiền lương liên quan đến cảm nhận của nhân viên về tính công bằng trong việc trả lương.

Các tiêu thức được sử dụng để đo lường sự hài lòng về tiền lương như sau:

Người lao động được trả thu nhập cao.

Thu nhập từ tổ chức có thể đảm bảo cuộc sống của người lao động.

Tiền lương mà người lao động nhận được tương xứng với kết quả làm việc của họ.

Việc chi trả tiền lương, thu nhập được thực hiện công bằng.

khác mà người lao động nhận được thì gọi là phúc lợi. Theo Artz (2008), phúc lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định mức độ hài lòng trong công việc của người lao động. Phúc lợi là bộ phận cấu thành nên phần thù lao mà tổ chức trả cho nhân viên, mà phần thù lao này tác động đến sự hài lòng công việc. Phúc lợi đôi lúc cũng có tác dụng thay thế tiền lương.

2.5.2.3. Mối quan hệ với đồng nghiệp

Là những cảm nhận liên quan đến cách ứng xử, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sự cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc giữa các đồng nghiệp. Các yếu tố về đồng nghiệp được xem xét bao gồm:

Đồng nghiệp vui vẻ, dễ chịu và thoải mái.

Sự cộng tác giữa các nhân viên với nhau trong công việc. Cách ứng xử thân thiện, gần gũi của đồng nghiệp.

Sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa những đồng nghiệp.

2.5.2.4. Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo

Là những suy nghĩ, cảm nhận liên quan đến mối quan hệ, cách hành xử với lãnh đạo trong công việc tại nơi làm việc, sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ của lãnh đạo để có thể xác định được phạm vi trách nhiệm và đạt kết quả cao trong công việc. Các yếu tố về lãnh đạo được xem xét bao gồm:

Cấp trên khảo sát ý kiến khi phát sinh các vấn đề liên quan đến công việc của người lao động.

Sự hỗ trợ, động viên của cấp trên đối với người lao động. Lãnh đạo luôn giữ tác phong lịch sự, thân thiện, hòa nhã. Lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt với các nhân viên.

2.5.2.5. Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Stanton và Croddley (2000) đã định nghĩa cơ hội đào tạo và thăng tiến là những gì liên quan đến nhận thức của nhân viên về cơ hội đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổ chức. Nhân viên mong muốn được biết những thông tin về điều kiện, cơ hội, chính sách thăng tiến của tổ chức, cơ hội được đào tạo và phát triển năng lực bản thân, định hướng vững chắc về nghề nghiệp cho

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)