Nghĩa, hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 90)

5.3.1. Ý nghĩa của nghiên cứu

Về mặt học thuật, nghiên cứu này tiếp tục khẳng định mô hình JDI là một mô hình đáng tin cậy trong việc đánh giá sự hài lòng công việc của người lao động. Trong sáu yếu tố thuộc mô hình JDI bằng thực nghiệm cho thấy có năm nhân tố có ý nghĩa

thống kê cho thấy mối quan hệ với sự hài lòng công việc. Về mặt thực tiễn nghiên cứu cũng đưa ra những hàm ý cho nhà lãnh đạo để tìm các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của cán bộ công chức trong cơ quan.

5.3.2. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, trong giới hạn các điều kiện về nhân lực, kinh phí, thời gian, công cụ hỗ trợ, … nghiên cứu chỉ thực hiện lấy mẫu trong phạm vi Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kích thước mẫu chưa thật sự lớn nên những đánh giá chủ quan của các nhóm đối tượng khảo sát có thể làm kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện cao. Nghiên cứu tiếp theo cần có thời gian dài hơn, cỡ mẫu lớn hơn để dữ liệu thu thập có hiệu quả hơn.

Thứ hai, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất nên tính đại diện còn thấp, khả năng khái quát cho tổng thể chưa cao. Nghiên cứu tiếp theo nên chọn mẫu theo phương pháp phân tầng, một trong những phương pháp chọn mẫu xác suất thì hiệu quả thống kê sẽ cao hơn.

Thứ ba, nghiên cứu chỉ đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình lý thuyết bằng phân tích hồi quy đa tuyến tính. Cần sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại hơn để đo lường thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết tốt hơn như phương pháp ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM vào nghiên cứu.

Thứ tư, mô hình nghiên cứu chỉ đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, nhưng có thể có thêm nhân tố khác cũng tác động đến sự hài lòng trong công việc cần được xem xét như Chính sách quản trị, định hướng tương lai… Đây cũng là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Tóm tắt chương 5

Trong chương 5, tác giả đã phân tích thực trạng và Trên cơ sở sự tác động của các nhân tố từ mạnh nhất tới yếu nhất như đã trình bày và phân tích, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị đối với các nhân tố đó nhằm tăng mức độ hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trong Chương này, Tác giả cũng đã nêu phương hướng công tác tổ chức nhân sự tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030.

Việc mở rộng hướng nghiên cứu tiếp theo, ý nghĩa và một số hạn chế của nghiên cứu cũng được nêu trong chương này.

KẾT LUẬN

Mục tiêu tổng quát đối với công cuộc cải cách hệ thống Hải Quan đến năm 2030 là từng bước hoàn thiện, tiến đến xây dựng hệ thống chính sách Hải Quan đồng bộ, công bằng, hiệu quả, hiện đại, phù hợp với thời kỳ đổi mới trong xây dựng đất nước; mức động viên hợp lý, trở thành công cụ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp Hải Quan gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh sản xuất bằng phương thức cạnh tranh lành mạnh; thống nhất, minh bạch trong công tác quản lý. Công cuộc cải cách thực hiện trên cơ sở ba yêu cầu cơ bản gồm thể chế chính sách Hải Quan minh bạch, hệ thống thủ tục hành chính Hải Quan đơn giản, khoa học phù hợp với yêu cầu quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và công tác quản lý được ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết tích hợp, tự động hóa cao. Trong đó, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố then chốt ảnh hưởng đến quá trình cải cách hệ thống Hải Quan. Nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của cán bộ công chức sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, góp phần quan trọng vào thành công của chiến lược cải cách, xây dựng ngành Hải Quan Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, thực sự trở thành một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước.

Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán

bộ công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” với mục đích nghiên

cứu là làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của các bộ công chức đang công tác tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Luận văn giới thiệu các khái niệm, tầm quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ, công chức trong công việc; giới thiệu các lý thuyết nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” gồm 6 thành phần: bản chất công việc, chính sách tiền lương, quan hệ với đồng nghiệp, quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc. Từ nhóm

6 nhân tố ban đầu vừa nêu, tác giả đã sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng để thu thập và xử lý số liệu cho nghiên cứu, tiến hành phân tích, kiểm định với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của các bộ công chức đang công tác tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bao gồm: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo; Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp và Chính sách lương thưởng. Đối với nhân tố “Môi trường làm việc”, kết quả phân tích cho thấy nhân tố này không ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của các bộ công chức đang công tác tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả phân tích này phù hợp với tình hình thực tế tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trụ sở làm việc hiện nay của Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là trụ sở mới được xây dựng đáp ứng được yêu cầu công việc và mang tính hiện đại. Trụ sở làm việc mới được đầu tư xây dựng khang trang, với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu làm việc của cán bộ công chức. Do đó, các cán bộ công chức đều đã cảm thấy hài lòng và hầu như không chú trọng đến vấn đề này khi được khảo sát.

Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của cán bộ công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chính là cơ sở để các nhà quản lý thực hiện những tác động và điều chỉnh cần thiết nhằm gia tăng sự hài lòng cán bộ, công chức trong đơn vị, từ đó góp phần thúc đẩy sự gắn bó lâu dài của cán bộ công chức với tổ chức. Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Hải Quan, hoàn thành nhiệm vụ được giao, Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ công chức trong ngành, đồng thời cũng luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống của cán bộ công chức. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài hạn chế ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ công chức trong công việc. Trên cơ sở kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và phương hướng công tác tổ chức nhân sự tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030, tác giả đã đề xuất hàm ý quản trị đối với các nhân tố nhằm giúp các nhà lãnh đạo có các giải pháp làm nâng

cao mức độ hài lòng trong công việc của cán bộ công chức đang công tác tại Cục Hải Quan. Trong thời gian sắp tới, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ có nhiều thay đổi theo chủ trương của Đảng, Chính phủ về việc sắp xếp, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế bộ máy hành chính nhà nước. Công tác này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến công việc của cán bộ công chức, tác động đến tinh thần làm việc của họ. Do đó, hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ công chức trong công việc tại Cục Hải Quan sẽ giúp các nhà lãnh đạo có sự điều chỉnh hợp lý về chính sách, quy chế giúp ổn định, nâng cao tinh thần làm việc, thu hút sự gắn bó lâu dài của các cán bộ công chức, góp phần hoàn thành mục tiêu cải cách hệ thống Hải Quan nhà nước đến năm 2030.

Bên cạnh đó, luận văn vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Mô hình nghiên cứu của luận văn chỉ đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc gồm bản chất công việc, chính sách tiền lương, quan hệ với đồng nghiệp, quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc, nhưng một số nhân tố khác cũng có thể tác động đến sự hài lòng trong công việc cần được xem xét như chính sách quản trị, định hướng tương lai….Tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa cao, kích thước mẫu chưa thật sự lớn, cần sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại hơn để ứng dụng vào nghiên cứu cũng là những tồn tại mà các nghiên cứu sau cần khắc phục.

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng khi thực hiện và hoàn thành đề tài song do trình độ còn hạn chế, vì vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý Thầy Cô và các anh chị để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đinh Phi Hổ (2016), Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ, Nxb. Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb. Hồng Đức.

3. Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đôi với công việc trong điều kiện của Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc Gia TP.HCM.

4. Nguyễn Thị Hồng Mỵ (2012). Sự thỏa mãn của nhân viên khối văn phòng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Đà Nẵng.

5. Nguyễn Phúc Nguyên & Dương Phú Tùng (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại thành phố Hội An, Tạp chí khoa học kinh tế - Số 3(03)2015.

6. Lê Thị Tường Vân (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

7. Nguyễn Thành Long (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tạo nên lòng trung thành đến sự cam kết của nhân viên, nghiên cứu các trường hợp tại doanh nghiệp của Bến Tre. Tạp chí khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh – Số 3(48)2016.

8. Ngô Thị Bích Thảo (2018). Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

9. Nguyễn Thị Hoài Thương (2017). Đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Chi nhánh Công ty TNHH phần mềm FPT tại Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

10. Trần Thị Nguyên Thảo & Quách Thị Khánh Ngọc (2014). Các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của giảng viên trường Đại học Xây dựng miền Trung, Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản, Số 2/2014.

11. Nguyễn Thị Hoài Thương (2019). Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ công chức hải quan tỉnh Kiên Giang, Tạp chí tài chính, 11/02/2019, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nhan-to-anh-huong-den-su-hai-long- cua-can-bo-cong-chuc-hai-quan-tinh-kien-giang-302730.html.

12. Phạm Xuân Thủy, Bùi Minh Chuyên & Nguyễn Thị Mai Liên (2018). Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức Bộ Tài chính, Tạp chí tài chính, 06/1/2018, <http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-tai-chinh/mot-so-giai-

phap-nang-cao-nang-luc-doi-ngu-cong-chuc-bo-tai-chinh-133905.html>.

13. Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị Mai Phương, 2009. Đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân viên sản xuất tại Công ty Tân Hiệp Phát.Tạp chí Phát triển Kinh tế, 248, trang 1-8.

14. Đào Trung Kiên, Phạm Văn Mạnh & Vũ Đức Nga, 2013. Ứng dụng mô hình JDJ đánh giá sự hài lòng công việc người lao động tuyến cơ sở tại Công ty Viễn thông Quân đội.

15. Lê Kim Long &Ngô Thị Ngọc Bích, 2012. Đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang.

Danh mục tài liệu tiếng Anh:

16. Adams, J.S., 1963. Towards An Understanding of Inequality. Journal of Abnormal and Normal Social Psychology, No. 67, pp.422-436.

17. MacCallum, R. C., Widaman, K. F., Zhang, S., & Hong S., 1999. Sample size infactor analysis. Psychological Methods, 4,pp.84-99

18. Maslow, A.H., 1943. A Theory of Human Motivation. Psychological Review, pp.370-396.

19. Porter, L. W., & Lawler, E. E, 1968. Managerial attitudes andperformance, 20. Homewood. IL: Irwin.

21. Pennsylvania State University, 2011. Lesson 11: Job Satisfaction:Do I like my job?. Pennsylvania StateUniversity.

DANH MỤC PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG CÔNG VIỆC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA-

VŨNG TÀU

Kính chào các Anh/Chị!

Tôi đang thực hiện luận văn cao học của mình. Do đó, rất mong các Anh/Chị bớt chút thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát dưới đây. Câu trả lời của Anh/Chị rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu, đồng thời cũng là cơ sở để tôi đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của các công chức tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Mọi thông tin do Anh/Chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và học tập. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của các Anh/Chị.

Chân thành cảm ơn các Anh/Chị!

I. Thông tin chung về đối tượng khảo sát

1. Giới tính: □ Nam □ Nữ 2. Thời gian công tác:

□ Dưới 5 năm □ Từ 5 năm đến 10 năm □ Từ trên 10 năm đến 15 năm □ Trên 15 năm

II. Nội dung

Anh/Chị có đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công chức trong công việc tại Cục Hải Quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được liệt kê dưới đây? Vui lòng khoanh tròn vào số mà anh chị cho là mức độ đồng ý cùa mình đối với tiêu chí với quy ước sau:

1 - Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Bình thường, 4 - Đồng ý, 5- Rất đồng ý

STT Các tiêu chí Mức đồng ý

1 Công việc phù hợp với năng lực và chuyên

2 Công việc của Anh/Chị không có nhiều rủi ro 1 2 3 4 5

3 Công việc của Anh/Chị không có nhiều áp lực 1 2 3 4 5

4 Anh/Chị được trả lương tương xứng với kết

quả làm việc 1 2 3 4 5

5 So với các tổ chức bên ngoài thì thu nhập của

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)