Những kết quả nổi bật trong công tác cải cách, phát triển, hiện đại hóa hả

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 71 - 74)

quan giai đoạn 2011-2020

Về cải cách thể chế quản lý nhà nước: Hệ thống pháp luật hải quan, pháp luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành đầy đủ, ngày càng được hoàn thiện để bắt kịp với tốc độ phát triển, hiện đại hóa của ngành. Năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Hải quan với nhiều chế định cải cách mạnh mẽ về thủ tục hải quan như: Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC); Đơn giản hóa hồ sơ hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quốc hội thông qua năm 2016 đã tiếp tục cải cách mạnh mẽ TTHC về thuế bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; Các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành kịp thời để tháo gỡ và khắc phục những vướng mắc phát sinh.

Là đơn vị thực thi pháp luật về hải quan, Cục Hải quan Tỉnh cũng đã tổ chức triển khai, tập huấn kịp thời các quy định, chính sách mới và thường xuyên rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi hệ thống cơ sở pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, các quy trình nghiệp vụ để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện để phù hợp với thực tế thi hành.

Về cải cách thủ tục hành chính: Giai đoạn 2011-2020 ngoài việc công khai minh bạch các TTHC, đơn vị tích cực thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về hải quan, giải đáp vướng mắc phát sinh qua nhiều kênh như trực tiếp tại đơn vị, bằng văn bản, email, điện thoại... Các buổi tập huấn, hội nghị phổ biến, hội nghị đối thoại cũng được tổ chức kịp thời theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan khi phát sinh văn bản, quy định mới; tham gia đầy đủ các hội nghị đối thoại hàng năm của Tỉnh và của Tổng cục Hải quan tổ chức; chủ động trong việc ký kết Quy chế phối hợp với các lực lượng công an, biên phòng, cảnh sát biển…

Về cải cách, phát triển, hiện đại hóa nghiệp vụ Hải quan: nổi bật nhất là việc đưa vào hoạt động Hệ thống VNACCS/VCIS từ năm 2014 đến nay đã vận hành ổn

định, an ninh, an toàn với sự tham gia của gần 100% doanh nghiệp tại tất cả các đơn vị Hệ thống xử lý dữ liệu tập trung cấp Tổng cục với mức độ tự động hóa cao, thời gian đăng ký tờ khai hải quan chỉ còn khoảng 3 giây, thời gian thông quan đối với các lô hàng phân luồng xanh, không phải nộp thuế chỉ có 4 giây. Việc thực hiện khai báo, xử lý hồ sơ trên hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tạo thuận lợi lớn cho người dân và doanh nghiệp

Đưa vào sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại như: canô chống buôn lậu trên biển, trên sông; hệ thống megaport phát hiện phóng xạ; máy soi hành lý di động; hệ thống camera giám sát tại các cửa khẩu quan trọng; seal GPS định vị giám sát hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

Các phương thức giám sát điện tử cũng được Cục Hải quan Tỉnh áp dụng kịp thời theo lộ trình triển khai của Tổng cục Hải quan như Chương trình kiểm soát container tại các cụm cảng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (năm 2016), cơ chế giám sát từ xa qua camera tại kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế (năm 2016); hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) đã được kết nối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng trên địa bàn (năm 2018); hệ thống quản lý seal định vị điện tử hải quan (2020).

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính: thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả thông qua việc tinh giản 01 Phòng và 07 cấp Đội / Tổ; thường xuyên cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn ngày một nâng cao; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; sẵn sàng điều chuyển công tác, thay thế nhân sự kịp thời khi phát hiện sai phạm.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan: Giai đoạn 2011-2015: Từ hình thức khai báo hải quan từ xa chuyển sang thủ tục hải quan điện tử, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện thông quan tự động và Doanh nghiệp có thể nộp thuế, lệ phí linh hoạt

bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó đặc biệt phương thức trực tuyến, ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào (24/7); Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành được triển khai thông qua cơ chế một cửa quốc gia đã giúp cho cơ quan hải quan thuận lợi trong tra cứu và kiểm tra chứng từ, doanh nghiệp không phải nộp và xuất trình các chứng từ đã được đăng ký và cung cấp trên Hệ thống một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN. Hệ thống E-manifest đi vào hoạt động đã làm giảm thời gian, chi phí đi lại cho doanh nghiệp thực hiện khai báo thủ tục xuất nhập cảnh;

Về phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp: Từ năm 2013, thực hiện kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp thường kỳ và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Tỉnh đã từng bước xây dựng các hoạt động công tác cụ thể để triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp tại đơn vị. Tính đến nay, Cục Hải quan Tỉnh đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển quan hệ đối tác thường xuyên với 18 tổ chức/doanh nghiệp bao gồm 01 chi hội, 02 đại lý làm thủ tục hải quan và 15 doanh nghiệp XNK. Hoạt động hợp tác cũng được cải thiện qua từng năm với những nội dung hoạt động mới mang lại nhiều lợi ích hơn cho tổ chức/ doanh nghiệp thành viên.

Công tác cải cách hành chính công: Thực hiện cải tạo, nâng cấp trụ sở Cục; mua sắm trang thiết bị được quan tâm đẩy mạnh phù hợp với khả năng tài chính. Quản lý, sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Những khó khăn, thách thức trong cải cách phát triển, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2020:

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa bắt kịp với sự thay đổi của các hệ thống hải quan điện tử dẫn đến quá tải, treo hệ thống làm ảnh hưởng đến thời gian xử lý nghiệp vụ của công chức hải quan để thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.

Tốc độ thực hiện kế hoạch điện tử hóa đồng bộ các thủ tục hải quan còn chậm do hạn chế về nguồn kinh phí cũng như trình độ về công nghệ thông tin của các công chức. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và nguồn lực tương ứng để kết nối với hệ thống của ngành hải

quan, đặc biệt là khi hệ thống có nhiều thay đổi từ khi thí điểm đến khi triển khai chính thức.

Tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật chưa cao. Hệ thống pháp luật về hải quan ngoài Luật, Nghị định, Thông tư và thậm chí trong một số trường hợp còn có cả công văn hướng dẫn thực hiện, văn bản dưới luật lại thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin về pháp luật hải quan để áp dụng đúng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động XNK.

Việc hiểu và áp dụng pháp luật trong một số trường hợp chưa thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan dẫn đến nhiều khó khăn trong thực tiễn thực thi hệ thống pháp luật về hải quan.

Một số bài học rút ra sau 10 năm thực hiện cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2020:

Cải cách, hiện đại hóa ngành hải quan cần đi đôi với các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin không chỉ của cơ quan hải quan mà của cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các bên liên quan khác.

Cần chú trọng việc xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa hải quan và doanh nghiệp để tìm được sự thống nhất, phối hợp và đồng thuận trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật; thử nghiệm và triển khai các quy định, chính sách, hệ thống hải quan điện tử mới.

Xây dựng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu chuyên sâu cho công chức theo khung năng lực vị trí việc làm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nội bộ đoàn kết thống nhất.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)