Chủ thể, đối tượng giám sát củaHội đồng nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân cấp xã trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 32)

1 Vị trí, vai trò củaHội đồng nhân dân cấp xã

1.2.2. Chủ thể, đối tượng giám sát củaHội đồng nhân dân cấp xã

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định chủ thể giám sát của HĐND như sau: “Giám sát của HĐND bao gồm giám

24

sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND” [25, tr.7].

Đối chiếu với qua định trên, chủ thể giám sát của HĐND cấp xã bao gồm: Giám sát của HĐND xã, giám sát của Thường trực HĐND xã, giám sát của các Ban của HĐND xã và giám sát của đại biểu HĐND xã.

Thẩm quyền giám sát cũng được Luật quy định cụ thể cho từng chủ thể như sau:

HĐND xã giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND xã, UBND xã và Ban của HĐND xã; giám sát quyết định của UBND xã.

Thường trực HĐND xã giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động và quyết định của UBND xã; giúp HĐND xã thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của HĐND xã.

Ban của HĐND xã giúp HĐND xã giám sát hoạt động của UBND xã và các lĩnh vực Ban phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.

Đại biểu HĐND xã chất vấn Chủ tịch UBND xã và các thành viên khác của UBND xã; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương.

1.2.2.2. Đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Đối tượng giám sát của HĐND cấp xã được Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát Quốc hội, Hội đồng nhân dân năm

25

2015 quy định bao gồm: Thường trực HĐND xã, UBND xã, Ban của HĐND xã; Chủ tịch UBND xã và các thành viên khác của UBND xã; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.

Như vậy, theo quy định thì đối tượng giám sát của HĐND xã là rất rộng và đa dạng. Nội dung giám sát đối với từng đối tượng chịu sự giám sát cũng được luật quy định cụ thể, tùy thuộc vào nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể giám sát và mối quan hệ giữa chủ thể giám sát với đối tượng giám sát.

1.2.3. Nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

1.2.3.1. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, giám sát của HĐND cấp xã gồm các nội dung: Giám sát hoạt động của Thường trực HĐND xã; giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của UBND xã; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã; giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

- Giám sát hoạt động của Thường trực HĐND xã:

Đây là nội dung giám sát được HĐND xã thực hiện thông qua 02 hình thức: Thường trực HĐND báo cáo công tác trước HĐND và lấy phiếu tín nhiệm đối với Thường trực HĐND. Tại các kỳ họp của HĐND xã, Thường trực HĐND xã phải báo cáo công tác trước HĐND, qua đó HĐND xã nắm bắt tình hình hoạt động của Thường trực HĐND xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh Chủ tịch HĐND xã và Phó Chủ tịch HĐND xã. Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND xã có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễm nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ tịch HĐND xã trong các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

26

- Giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã:

Để quản lý các mặt của đời sống xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên phạm vi địa bàn theo sự phân cấp cho chính quyền ở xã, HĐND xã ban hành các nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và quyết định các biện pháp triển khai thực hiện trên địa bàn xã. Điều đó cho thấy, nghị quyết của HĐND xã có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã nhằm chỉ ra được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, đảm bảo cho nghị quyết của HĐND xã thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống.

- Giám sát hoạt động của UBND xã:

Đây là nội dung giám sát quan trọng của HĐND xã, chủ yếu tập trung xem xét việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, các thành viên của UBND xã theo quy định của pháp luật. Nhất là trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương, việc tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND xã với nhân dân địa phương. Qua đó, nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý khi phát hiện có dấu hiệu hoặc hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở xã diễn ra đúng pháp luật, đúng định hướng, có hiệu lực và hiệu quả.

- Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã.

Văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã được ban hành dưới hình thức Quyết định, đây là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của UBND xã nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các

27

quyết định của UBND xã phải được ban hành theo thủ tục, trình tự luật định. Vì vậy, thông qua hoạt động giám sát để HĐND xã xem xét tính hợp pháp của quyết định. Có nghĩa là quyết định của UBND xã ban hành phải đúng thẩm quyền, phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã. Ngoài xem xét yếu tố hợp pháp, HĐND xã còn xem xét cả yếu tố hợp lý, có nghĩa là quyết định ban hành có đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước và của cộng đồng dân cư ở địa phương.

- Giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

Đây là nội dung giám sát thường xuyên của đại biểu HĐND xã giữa hai kỳ họp. Trong quá trình hoạt động, đại biểu HĐND xã phải thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử, trên cơ sở nội dung, kế hoạch giám sát của tổ đại biểu HĐND. “Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu HĐND xã có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu HĐND không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết” [25, tr.40].

1.2.3.2. Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Căn cứ theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, HĐND xã tiến hành hoạt động giám sát thông qua các hình thức: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn; xem xét quyết định của

28

UBND xã; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu; thẩm tra báo cáo; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã:

Đây là hình thức giám sát trực tiếp được HĐND xã thực hiện tại các kỳ họp thường lệ của HĐND xã. Các báo cáo của Thường trực HĐND, Ban của HĐND và UBND xã được gửi đến các đại biểu HĐND xã, trong trường hợp cần thiết, HĐND xã có thể xem xét, thảo luận, việc xem xét và thảo luận được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ do luật định.

- Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn:

Đây là hình thức giám sát được thực hiện bởi đại biểu HĐND xã, người bị chất vấn là Chủ tịch UBND xã hoặc các thành viên khác của UBND xã. Nội dung chất vấn liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã hoặc các thành viên khác của UBND xã. Trình tự, thủ tục chất vấn trước phiên họp chất vấn và tại kỳ họp được luật quy định một cách chi tiết, cụ thể. Trước phiên họp chất vấn, đại biểu HĐND xã ghi vào phiếu vấn đề chất vấn gửi đến Thường trực HĐND xã để đề nghị HĐND xã quyết định đưa vào nhóm vấn đề chất vấn.

Tại kỳ họp, đại biểu HĐND xã nêu vấn đề chất vấn, người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu đã chất vấn. Trường hợp đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời. Trong trường hợp vấn đề chất vấn của đại biểu HĐND không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp, vấn đề cần điều tra, xác minh hoặc vấn đề chất vấn chưa được trả lời tại kỳ họp thì người bị chất vấn phải trả lời trực

29 tiếp bằng văn bản cho đại biểu đã chất vấn.

- Xem xét quyết định của UBND xã:

Tại kỳ họp, đại diện Thường trực HĐND xã trình bày tờ trình để HĐND xã thảo luận, tiếp theo là phần trình bày bổ sung của Chủ tịch UBND xã về những vấn đề có liên quan đến việc ban hành quyết định, sau đó HĐND xã ra nghị quyết xem xét quyết định. Trong trường hợp quyết định của UBND xã trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã thì HĐND xã quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

- Giám sát chuyên đề:

Trình tự việc thực hiện giám sát chuyên đề được Điều 62 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định một cách cụ thể. Căn cứ vào chương trình giám sát hàng năm, HĐND xã ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND xã. Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Đại diện Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ xã có thể được mời tham gia Đoàn giám sát. Trong quá trình thực hiện giám sát, Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình một số vấn đề có liên quan mà Đoàn giám sát quan tâm.

- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu.

30

- 64 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì HĐND xã lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND xã; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND xã.

Trình tự lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành theo các bước sau: Thường trực HĐND xã trình HĐND xã quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín. Sau khi lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực HĐND xã trình HĐND xã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực HĐND xã trình HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm.

Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành như sau: Thường trực HĐND xã trình HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình. Sau đó HĐND xã thảo luận, bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Sau khi bỏ phiếu tín nhiệm, Thường trực HĐND xã trình HĐND xã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức, trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để HĐND xã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với người đó.

- Thẩm tra báo cáo:

Thẩm tra báo cáo chủ yếu do Ban của HĐND xã thực hiện theo sự phân công của HĐND, Thường trực HĐND xã. Thời điểm thực hiện trước kỳ họp HĐND,

31

đối với đại biểu là thành viên của Ban của HĐND, thông qua các cuộc họp Ban.

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Căn cứ quy định của Luật, Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và đại biểu HĐND xã giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Thường trực HĐND xã có thể tổ chức đoàn giám sát hoặc giao cho Ban của HĐND xã giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị tại địa phương. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, Thường trực HĐND, Ban của HĐND yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đối với đại biểu HĐND xã, khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu có trách nhiệm nghiên cứu nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Trong quá trình đó, đại biểu phải theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được biết.

1.3. Các yếu tố đảm bảo hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. cấp xã.

1.3.1 Yếu tố chính trị - pháp lý

- Yếu tố chính trị

Đối với HĐND các cấp, Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng trong việc xây dựng hệ thống chính quyền nhà nước ở địa phương; thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND. Như vậy hiệu quả hoạt động của HĐND không chỉ phụ

32

thuộc vào chủ chương, đường lối của Đảng nói chung mà còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của từng cấp ủy Đảng ở địa phương. Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chức năng, nhiệm vụ của HĐND được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND, cấp uỷ Đảng ở địa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân cấp xã trên địa bàn thị xã buôn hồ tỉnh đắk lắk (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)