1 Vị trí, vai trò củaHội đồng nhân dân cấp xã
3.2.3. Đổi mới phương pháp, hình thức giám sát củaHội đồng nhân dân
cấp xã
Trong thời gian vừa qua, mặc dù hoạt động giám sát của HĐND được tăng cường, song qua đánh giá của dư luận quần chúng, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 của HĐND các xã, phường trong trên địa bàn thị xã Buôn Hồ cho thấy rằng; hiệu quả giám sát chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa của địa phương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên vì HĐND chưa thực hiện tốt các hình thức và phương pháp giám sát, chưa có cơ chế rõ ràng đảm bảo HĐND thực hiện tốt hoạt động giám sát của mình. Do đó, để thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát, trước hết đòi hỏi HĐND phải thực hiện có chất lượng các hình thức và phương pháp hoạt động giám sát. Cụ thể như sau:
- Đổi mới hình thức xem xét báo cáo:
Xem xét báo cáo là hoạt động giám sát quan trọng, vì đây là hình thức HĐND xem xét tình hình hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua viêc đánh giá các báo cáo đó. Nên trong luật cần quy định cụ thể về chế độ báo cáo, hình thức báo cáo, đặc biệt phải quy định trách nhiệm nếu báo cáo không phản ánh đúng thực trạng hoạt động của cơ quan, đưa nhiều thông tin sai lệch hoặc thiếu thông tin.
78
Về phía các cơ quan lập báo cáo yêu cầu thông tin trong báo cáo phải đầy đủ, khách quan phản ánh đúng thực trạng hoạt động cũng như những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết. Đồng thời phải nêu những kết quả đạt được, những khó khăn yếu kém tồn tại, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết và những kiến nghị đề xuất việc giải quyết đó.
Phương pháp thực hiện hình thức giám sát này phải đảm bảo tính khép kín. Khi nhận được báo cáo cơ quan hay người có thẩm quyền đọc, xem xét góp ý cho báo cáo. Đặc biệt người nhận được phân công thẩm tra báo cáo có thể trao đổi với cơ quan báo cáo, nếu thấy cần thiết phải đi thực tế kiểm tra những vấn đề mà báo cáo nêu chưa rõ hoặc có mâu thuẫn về thông tin với những nguồn thu nhận thông tin khác. Cần công khai hoá nội dung của các báo cáo xét thấy cần thiết.
Khi báo cáo và báo cáo thẩm tra được trình ra HĐND, đại biểu HĐND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp ý kiến xác đáng và nêu vấn đề chất vấn để các cơ quan báo cáo giải trình trước HĐND. Việc thảo luận và thông qua báo cáo tại kỳ họp của HĐND phải thể hiện trình độ độc lập của Hội đồng bằng cách ra nghị quyết riêng về vấn đề đó. Các báo cáo phải được gửi trước tới đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật và phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trước kỳ họp, để đảm bảo tính công khai, khách quan. Có như vậy, kết luận bằng nghị quyết của HĐND mới thực sự là kết quả của việc sử dụng hình thức xem xét báo cáo một cách có chất lượng.
- Nâng cao tính pháp lý bằng việc ban hành nghị quyết về giám sát, chất vấn; Theo dõi chặt chẽ, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Theo quy định của pháp luật, HĐND ban hành nghị quyết về vấn đề được giám sát và có thể ra nghị quyết về chất vấn. Nghị quyết về giám sát của HĐND
79
có tính pháp lý bắt buộc thực hiện. Do vậy, để đảm bảo tính hiệu lực của giám sát, cần quan tâm ban hành nghị quyết làm cơ sở pháp lý để thực hiện. Bên cạnh đó, phải xem hoạt động theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau giám sát là nội dung quan trọng trong quá trình giám sát. Thường trực HĐND xã thực hiện điều hoà, phối hợp việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị, thực hiện kiến nghị giám sát nghiêm túc, kịp thời; quan tâm giám sát việc thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 73, Luật hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong hoạt động giám sát, nhất là thực hiện kiến nghị sau giám sát
Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên và chăm lo đến tổ chức, bộ máy, định hướng nội dung hoạt động, bố trí đúng cán bộ cho Hội đồng nhân dân thì nơi đó hoạt động của HĐND có hiệu quả, thực hiện tốt vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND xã tăng cường giám sát các nội dung về quản lý đất đai, tài chính, ngân sách, việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã. Để đảm bảo hoạt động giám sát toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành chung, sự chỉ đạo này là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần tranh thủ sâu hơn sự lãnh đạo của cấp ủy đối với việc xử lý vấn đề sau giám sát. Thông qua cấp ủy Đảng, Thường trực HĐND xã báo cáo cấp ủy về những kết quả quan trọng trong giám sát, giải trình, chất vấn. Một mặt, HĐND xã chủ động thực hiện các chế tài giám sát, theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát, chất vấn theo thẩm quyền, một mặt, cần tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo các đơn vị chấn chỉnh, thực hiện nghiêm các kiến nghị của HĐND, có thể giao Ủy Ban kiểm tra xem xét, đưa vào chương trình kiểm tra hoặc có kế hoạch sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách nếu thấy cần thiết.
80
Như vậy, những kiến nghị sau giám sát, chất vấn, giải trình chắc chắn sẽ không bị lãng quên, hiệu quả cũng cao hơn.