1 Vị trí, vai trò củaHội đồng nhân dân cấp xã
1.3.4. Sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội
35
Phát huy được sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, mọi hoạt động của hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Sự tin tưởng, đồng thuận của Nhân dân, ý thức trách nhiệm của công dân. Phát huy được vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; HĐND cấp xã đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và chương trình, kế hoạch đề ra; công tác tổ chức các kỳ họp được quan tâm, với việc đã tổ chức các kỳ họp theo luật định và ban hành nghị quyết; hoạt động giám sát tập trung vào các vấn đề bức xúc của Nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, các kết luận, kiến nghị, đề xuất sau giám sát có đầy đủ cơ sở thực tiễn, pháp lý, thuyết phục, từ đó tạo niềm tin và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân; cần nâng cao hơn nữa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình được nâng cao, đi sâu vào vấn đề mà cử tri quan tâm; tổ chức tiếp xúc cử tri năng cao tỷ lệ cử tri tham dự, các ý kiến, kiến nghị của cử tri lãnh đạo địa phương giải trình trực tiếp hoặc thông qua văn bản. Bên cạnh đó việc phối hợp Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các cơ quan chuyên môn nâng cao hơn nữa.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân là hoạt động mang tính tất yếu khách quan để Hội đồng nhân dân thực sự thể hiện vai trò của mình "là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên." Hoạt động giám sát của
36
Hội đồng nhân dân mang tính quyền lực Nhà nước; hệ quả của kết luận giám sát có tính ràng buộc pháp lý nhất định. Hội đồng nhân dân thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng giám sát và chức năng quyết định. Hai chức năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau, chức năng giám sát là cơ sở kiểm nghiệm tính đúng đắn của các quyết định trên thực tiễn. Ngược lại, các quyết định về chủ trương chính sách lớn tại địa phương là cơ sở cho hoạt động giám sát được tôn trọng trên thực tế, tạo định hướng cho hoạt động giám sát tập trung vào các vấn đề cấp bách của địa phương; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng và HĐND các cấp nói chung là một trong những phương hướng và giải pháp của quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói riêng, của sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay nói chung, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
37
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. Khái quát về tổ chức và chất lượng Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk