1 Vị trí, vai trò củaHội đồng nhân dân cấp xã
2.2.1. Hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân tại kỳ họp
Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 10 năm 2021, HĐND cấp xã tại thị xã Buôn Hồ đã tổ chức được tổng cộng 153 kỳ họp, trong đó có 124 kỳ họp thường lệ và 29 kỳ họp không thường lệ. Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại kỳ họp thông qua những hình thức: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND cấp xã bầu.
Tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND xã trình bày các báo cáo của Thường trực HĐND xã, Trưởng ban Pháp chế và Trưởng ban Kinh tế - Xã hội trình bày các báo cáo của Ban; Chủ tịch UBND xã trình bày các báo cáo của UBND xã. Trong mỗi kỳ họp, thông thường HĐND xã xem xét tổng cộng khoảng 09 đến 13 báo cáo, tuy nhiên, thời gian tổ chức kỳ họp thường là một ngày làm việc, vì vậy tại mỗi kỳ họp chỉ thông qua từ 04 đến 06 báo cáo quan trọng nhất (Ví dụ: báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo giám sát của Thường trực HĐND xã; báo cáo thẩm tra của 02 Ban của HĐND xã; báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND xã về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách nhà nước ở địa phương và báo cáo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri của UBND xã), các báo cáo khác để đại biểu HĐND tự nghiên cứu, còn dành thời gian cho đại biểu tập trung thảo luận tại hội trường.
Trong quá trình xem xét các báo cáo, đại biểu HĐND xã chủ yếu thảo luận và cho ý kiến về những chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đạt được hoặc chưa đạt được so với
43
nghị quyết HĐND xã đã đề ra; đối với những báo cáo có nội dung chung chung thì đề nghị cơ quan có báo cáo bổ sung số liệu cụ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ đại biểu HĐND thảo luận và có ý kiến đối với các báo cáo còn thấp, chỉ từ 20% đến 30%, còn lại đa số là thống nhất.
Về kết quả giám sát: Sau khi thảo luận và xem xét các báo cáo tại kỳ họp, HĐND xã ban hành các nghị quyết thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định. Tổng cộng từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 10 năm 2021, đã có 696 nghị quyết được HĐND xã ban hành. Nhìn chung, các nghị quyết của HĐND xã ban hành sát hợp với tình hình thực tế của địa phương, các nghị quyết chủ yếu là nghị quyết tổ chức nhân sự và Nghị quyết, quyết nghị các vấn đề quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, chính sách về an sinh xã hội, các công trình, dự án đang triển khai tại địa phương,… làm cơ sở cho UBND xã cụ thể hóa thành kế hoạch để tổ chức thực hiện nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Nội dung nghị quyết của HĐND xã cơ bản đảm bảo các yêu cầu như: Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Tuy nhiên, nội dung mà các nghị quyết ít đề cập đến đó là thời hạn khắc phục hạn chế và trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan có báo cáo.
- Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp:
Đây chính là hình thức để đại biểu HĐND cấp xã thể hiện rõ nhất quyền của mình trong tham gia hoạt động giám sát - quyền đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri. Đối tượng chịu sự chất vấn của HĐND xã tại kỳ họp chủ yếu là Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND xã (phần nhiều là chất vấn Chủ tịch UBND xã).
44
HĐND xã chú trọng hơn so với nhiệm kỳ trước. Một số xã thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự và phát huy được tính dân chủ, tích cực của đại biểu. Trước kỳ họp, đại biểu HĐND xã được phát phiếu để đăng ký vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, sau đó gửi lại cho Thường trực HĐND xã để trình chủ tọa kỳ họp. Các vấn đề được đại biểu tập trung chất vấn nhiều nhất là vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, quản lý đất đai (việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), việc đầu tư xây dựng đường giao thông tại địa phương, việc giải tỏa, đền bù cho người dân có các công trình, dự án đang triển khai thực hiện. Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND hoặc các thành viên khác của UBND xã khi bị đại biểu chất vấn những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của mình cũng đã trả lời trực tiếp, có sự giải trình, và làm rõ những vấn đề mà đại biểu HĐND xã đã chất vấn cũng như những vấn đề mà cử tri đang quan tâm. Đối với những vấn đề chưa thể trả lời trực tiếp tại kỳ họp (chủ yếu là công tác quản lý đất đai hoặc đền bù, giải tỏa), Chủ tịch UBND xã trực tiếp gửi văn bản trả lời đến đại biểu đã chất vấn.
Tuy nhiên Hoạt động chất vấn mới chỉ dừng lại ở việc chất vấn và trả lời chất vấn bằng văn bản mà chưa có đối chất đến cùng một vấn đề cụ thể. Các đại biểu chất vấn trực tiếp tại kỳ họp hoặc đại biểu hỏi thêm để làm rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn cũng có, nhưng không nhiều. Việc chất vấn chỉ tập trung vào một số đại biểu, cả nhiệm kỳ có đại biểu chưa thực hiện quyền này lần nào. Chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn chưa cao. Câu hỏi chất vấn còn chưa sâu, nhiều câu hỏi mang tính chất nắm thông tin hơn là quy trách nhiệm pháp lý. Đại biểu chất vấn cũng không nắm được nhiều thông tin vấn đề cần chất vấn. Các văn bản trả lời chất vấn còn chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề, né tránh trách nhiệm, chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của đại biểu và cử tri.
45
Bảng 2.4: Thống kê tình hình chất vấn của đại biểu tại các kỳ họp HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ
Tổng số Kỳ họp Tổng số Đại biểu Số đại biểu Tham gia chất vấn Số ý kiến chất vấn 153 328 216 337
(Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND thị xã Buôn Hồ)
Nhìn vào Bảng thống kê tình hình chất vấn tại kỳ họp (Bảng 2.4), có thể nhận thấy, bình quân mỗi kỳ họp có 1,4 đại biểu tham gia chất vấn, đại biểu tham gia chất vấn từ 1 đến 2 ý kiến. Con số này cho thấy chất lượng hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND xã chưa cao. Những nơi thực hiện được chất lượng chưa cao, chưa sôi nổi, còn e dặt, nể nang, chủ yếu hỏi để biết như: Xã Eablang có 24 đại biểu HĐND xã, kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2016-2021 qua 10 kỳ họp thường kỳ và 3 kỳ họp bất thường; phường Đoàn kết 24 đại biểu qua 10 kỳ họp thường ký và 1 kỳ họp bất thường; phường Thiện An qua 10 kỳ họp thường kỳ và 5 kỳ họp bất thường nhưng từ đầu nhiệm kỳ đến hết nhiệm kỳ không có ý kiến chất vấn tại kỳ họp; Nhìn chung các xã, phường bình quân qua 11 kỳ họp thường kỳ và 1 đến 5 kỳ họp bất thường thì đa phân các đại biểu ý kiến chất vấn chưa cao.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND cấp xã bầu:
+ HĐND xã, phường lấy phiếu tín nhiệm:
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND 12 xã, phường trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND cấp xã bầu vào kỳ họp cuối năm 2018. Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm gồm: Chủ tịch HĐND
46
xã, Phó Chủ tịch HĐND xã, Trưởng Ban của HĐND xã, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Ủy viên UBND xã.
Bảng 2.5: Thống kê về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm 2018 theo
Nghị quyết số 85/2014/UBTVQH 13 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ
Đơn vị tính: người Stt Đơn vị Tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm cao Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp 101 Kết quả Tỷ lệ % Kết quả Tỷ lệ % Kết quả Tỷ lệ % 1 Xã EaBlang 07 05 71,42 2 28,57 2 Xã EaDrông 09 09 100 3 Xã cư Bao 08 08 100 4 xã bình thuận 09 04 44,44 05 55,56 5 Xã EaSiên 09 09 100 6 Phường An Lạc 07 07 100 7 P. An Bình 08 08 100 8 P. Đạt hiếu 09 09 100 9 P. Đoàn kết 08 06 75,00 02 25,00 10 P.Thiện An 08 07 87,50 11 P.Thống Nhất 06 06 100 12 P.Bình Tân 05 05 100
47
(Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND thị xã Buôn Hồ)
Nhìn vào (Bảng 2.5) cho thấy, tổng số người được HĐND xã lấy phiếu tín nhiệm là 101 người.
Trình tự lấy phiếu tín nhiệm được HĐND cấp xã thực hiện tại kỳ họp đảm bảo theo luật định. Sau khi Thường trực HĐND xã quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm, HĐND xã đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Sau khi có kết quả, Thường trực HĐND xã trình HĐND xã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả, 2/101 người đánh giá tín nhiệm thấp chiếm tỷ lệ 1,98%
+ HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm: Căn cứ vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm
tại xã EaBlang có 2 người có trên 50% đại biểu HĐND xã đánh giá tín nhiệm thấp (01 người giữ chức vụ trưởng công an xã và 01 người giữ chức vụ xã đội trưởng)
Xã EaBlang tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 02 người có tổng số trên 50% đại biểu HĐND xã trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm cũng được HĐND xã thực hiện đảm bảo theo luật định. Sau khi Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình, HĐND thảo luận và tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Sau khi có kết quả, Thường trực HĐND xã trình HĐND xã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm.
Kết quả, cả 02 người sau khi HĐND xã tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đều đạt trên 50% tổng số đại biểu HĐND xã đánh giá tín nhiệm nhưng tỷ lệ đạt chưa cao.
48
Phải nói rằng, giám sát thông qua hình thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND cấp xã bầu là một hình thức giám sát có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn Đảng và nhà nước ta đang chú trọng thực hiện công tác cán bộ. Với việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện nghiêm túc, khách quan và dân chủ đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, phần nào đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân địa phương.
- Nhận xét chung về hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp:
- Về ưu điểm: Hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp đã được chú trọng hơn, các hình thức giám sát thực hiện đảm bảo đúng quy trình theo luật định; các báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã được xem xét một cách đầy đủ; nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề bức xúc tại địa phương; việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu được tiến hành nghiêm túc, khách quan và dân chủ.
- Về hạn chế: Quá trình xem xét các báo cáo, đại biểu HĐND xã chủ yếu phát biểu theo hướng thảo luận và bổ sung những số liệu còn thiếu mà chưa chỉ ra được những hạn chế trong quá trình thực hiện, tỷ lệ đại biểu HĐND tham gia ý kiến còn thấp, việc xem xét các báo cáo chưa sâu, chưa toàn diện, dẫn đến tình trạng nội dung của báo cáo sau cũng không chất lượng hơn so với báo cáo trước; số đại biểu HĐND tham gia chất vấn còn thấp và chất lượng chưa cao, chưa thể hiện hết vai trò của người đại biểu khi tham gia chất vấn; lấy phiếu tín nhiệm được HĐND cấp xã thực hiện tại kỳ họp đảm bảo theo luật định nhưng qua kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người có số phiếu tín nhiệm thấp kết quả bỏ phiếu của đại biểu HĐND xã còn chưa sát với tình hình cán bộ công chức.
49
Như vậy, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tại kỳ họp được tiến hành dưới ba hình thức là xem xét báo cáo công tác; xem xét việc trả lời chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm. Nhiệm kỳ này, HĐND cấp xã đã có nhiều đổi mới phần nào thể hiện được vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, giảm bớt tính hình thức phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn của các đại biểu, góp phần nâng cao chất lượng giám sát tại kỳ họp của HĐND cấp xã.