1 Vị trí, vai trò củaHội đồng nhân dân cấp xã
2.2.4. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân xã
Trong hoạt động giám sát, theo quy định của luật thì đại biểu HĐND tự mình giám sát hoặc tham gia nhiều hoạt động giám sát của HĐND. Trên thực tế, đại biểu HĐND xã thường tham gia các hoạt động giám sát sau: Giám sát báo cáo công tác; chất vấn; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tham gia các đoàn giám sát do HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND thành lập; thẩm tra báo cáo; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Các đại biểu dự kỳ họp đầy đủ và tích cực hơn trong việc tham gia thảo luận các báo cáo. Đồng thời đã có nhiều ý kiến phát biểu và thảo luận một cách dân chủ, thiết thực hơn. Trung bình các kỳ họp HĐND xã có khoảng 8- 10 ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến phát biểu đó ngày càng chất lượng, tập trung các vào các vấn đề xã hội và người dân đang quan tâm, hoàn cảnh thực tế ở địa phương
58
để phân tích đánh giá các bản báo cáo một cách khách quan, cụ thể. Từ đó đã giúp cho HĐND xã ban hành được những nghị quyết phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước và sát với thực tế địa phương chỉ ra được những hạn chế để cơ quan có báo cáo kịp thời khắc phục, đề ra những giải pháp phù hợp hơn. Đồng thời qua đó cũng giúp cho các cơ quan lập báo cáo nâng cao tinh thần trách nhiệm trước HĐND.
Về vấn đề chất vấn, nội dung chất vấn của các đại biểu đã cụ thể rõ ràng hơn. Thường là những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế xã hội mà cử tri yêu cầu phải giải quyết. Các đại biểu cũng đã mạnh dạn dám nói thẳng nói thật, không nể nang, né tránh. Tuy nhiên, rất ít đại biểu tham gia chất vấn trong phiên họp của Thường trực HĐND, chủ yếu là chất vấn tại kỳ họp HĐND, nhưng số lượng cũng không nhiều, thậm chí có một số đại biểu cả nhiệm kỳ không tham gia chất vấn lần nào. Điều này chứng tỏ đại biểu chưa thể hiện được hết vai trò của mình.
Việc tiếp xúc cử tri được các đại biểu thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức và nội dung phong phú. Trước và sau mỗi kỳ họp, các vị đại biểu HĐND xã đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại địa phương. Những kiến nghị của cử tri đã được hầu hết các đại biểu phản ánh kịp thời tại kỳ họp. Sau mỗi kỳ họp, các đại biểu đã báo cáo nghiêm túc nội dung, kết quả của kỳ họp và trả lời những yêu cầu, kiến nghị mà cử tri quan tâm, khắc phục được tình trạng ghi nhận suông như trước đây.
Song bên cạnh đó hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế do đặc thù kiêm nhiệm; nhiều đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng thôn, buôn, Tổ Dân Phố đều lớn tuổi trình độ chuyên môn còn hạn chế,; một số đại biểu ngại va chạm nên việc tiếp xúc cử tri ở chỗ này, chỗ khác vẫn còn mang tính hình thức. Có đại biểu còn lúng túng khi tiếp cận, trao đổi ý kiến với cử tri. Nhất là khi báo
59
cáo kết quả kỳ họp trước cử tri hoặc khi tiếp dân, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm: Hoạt động này được đại biểu HĐND thực hiện một lần trong nhiệm kỳ và đã thực hiện tương đối tốt. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là điều kiện để đại biểu thể hiện một cách trung thực quan điểm, , tuy nhiên một số đại biểu tại các xã phường còn chưa thể hiện chính kiến của mình vẫn còn ngại va chạm.
- Tham gia đoàn giám sát: Hoạt động này được đại biểu thực hiện giữa hai kỳ họp HĐND, thông qua việc nghe báo cáo của cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát và trực tiếp giám sát, chủ yếu đại biểu tham gia các đoàn giám sát do HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND xã thành lập, ít có đại biểu chủ động gửi đề nghị, kiến nghị vấn đề cần giám sát đến Thường trực HĐND xã.
- Thẩm tra báo cáo: Hoạt động này được đại biểu thực hiện trước kỳ họp HĐND hoặc trong cuộc họp của Ban đối với đại biểu là thành viên của Ban của HĐND. Đây là hoạt động giám sát còn nhiều hạn chế của đại biểu HĐND xã. Đa số đại biểu chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu báo cáo để thẩm tra về mặt nội dung, chưa nắm rõ quy định của luật để thẩm tra về mặt thể thức. Đối với đại biểu là người ở thôn, ấp rất ít cho ý kiến về báo cáo khi tham gia thẩm tra.
Từ những vấn đề nêu trên có thể khẳng định rằng: hoạt động giám sát của HĐND cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ trong nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua đã có tiến bộ hơn trước. Kết quả giám sát của HĐND xã đã thể hiện được vị trí của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng và phát triển của địa phương. Tuy vậy, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã nói riêng và HĐND các cấp nói chung vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại, chất lượng đại biểu HĐND xã có được nâng lên nhưng khả năng phân tích vấn đề, khả
60
năng am hiểu chuyên sâu của đại biểu vẫn còn hạn chế, một số đại biểu chưa thể hiện được hết vai trò của mình; việc tiếp xúc với cử tri tại địa phương để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chưa được đại biểu thực hiện thường xuyên.. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, bảo đảm cho HĐND xứng đáng với danh hiệu cao quý là "người đại biểu nhân dân".