1 Vị trí, vai trò củaHội đồng nhân dân cấp xã
1.3.1 Yếu tố chính trị pháp lý
- Yếu tố chính trị
Đối với HĐND các cấp, Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng trong việc xây dựng hệ thống chính quyền nhà nước ở địa phương; thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND. Như vậy hiệu quả hoạt động của HĐND không chỉ phụ
32
thuộc vào chủ chương, đường lối của Đảng nói chung mà còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của từng cấp ủy Đảng ở địa phương. Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chức năng, nhiệm vụ của HĐND được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND, cấp uỷ Đảng ở địa phương lãnh đạo HĐND thông qua việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, làm căn cứ cho HĐND cụ thể hoá bằng Nghị quyết; thông qua hoạt động của Đảng trong HĐND và thông qua các đảng viên là đại biểu HĐND.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Điều đó đã được khẳng định trong suốt chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đối với hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, sự lãnh đạo của Đảng chính là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này. Mọi hoạt động giám sát đều phải căn cứ vào quan điểm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, từ việc xây dựng nghị quyết về chương trình giám sát hàng năm của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đến việc tổ chức kỳ họp... đều phải xin ý kiến của cấp uỷ Đảng. Trước và sau cuộc giám sát, những vấn đề nổi lên, liên quan đến cơ chế, chính sách, đến cán bộ lãnh đạo đều được tổng hợp, báo cáo tranh thủ ý kiến của cấp uỷ Đảng để có phương án xử lý đúng đắn. Việc kết luận và kiến nghị các biện pháp xử lý qua giám sát của HĐND về nguyên tắc phải đảm bảo tính thực tiễn khách quan, đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND. Để HĐND thực hiện tốt chức năng giám sát thì cần phải có sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên Đảng lãnh đạo như thế nào là vấn đề cần xem xét. Cấp uỷ Đảng chỉ nên thực hiện lãnh đạo HĐND dựa trên những định hướng và kiểm tra việc thực hiện đường hướng đó. Sự bao biện, làm thay của cấp uỷ Đảng đối với HĐND sẽ là nguyên nhân biến cơ quan dân cử thành công cụ thực hiện thiếu sức
33
sống, chỉ còn mang tính hình thức, chung chung.
- Yếu tố pháp lý
Các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND có vai trò tạo cơ sở pháp lý cho HĐND cấp xã trong việc thực hiện quyền năng giám sát của mình.
Đây là yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, bởi các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng của mình. Quốc hội khoá XIII đã ban hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND thể hiện rõ những quy định cụ thể về thủ tục, trách nhiệm, quyền hạn,... của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát, đồng thời việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp đã thể hiện yêu cầu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của hoạt động giám sát của HĐND. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Các văn bản nói trên đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của HĐND nên trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ. Vậy, để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND thì đòi hỏi quan trọng nhất là phải ban hành đủ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giám sát cho HĐND cấp xã nói riêng và toàn bộ hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung.