6.1. Phương pháp luận:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiếp cận vấn đề trên cơ sở nền tảng nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý đội ngũ giảng viên LLCT và đánh giá đối với đội ngũ giảng viên LLCT tại các trường chính trị ở Việt Nam.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua thu thập và nghiên cứu tài liệu liên
quan tới quản lý viên chức tại các trường chính trị nói chung, đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị nói riêng và các tài liệu phản ánh về hoạt động đánh giá đối với đội ngũ giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên từ năm 2018 năm 2021, tác giả có cái nhìn tổng quan về các vấn đề mang tính lý luận về giảng viên LLCT,
đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT và thực tiễn tổ chức công tác này tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để có kết quả khách quan về công tác
đánh giá đội ngũ giảng viên và hoạt động đánh giá giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, tác giả cũng đã thiết kế phiếu hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá của 3 đồng chí trong Ban Giám hiệu Nhà trường, 12 lãnh đạo Khoa, Phòng thuộc Nhà trường và 60 học viên đã và đang học tập tại Nhà trường về các tiêu chí trong đánh giá đối với giảng viên Nhà trường nhằm minh họa cho chất lượng đội ngũ giảng viên theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hiện nay. Nội dung khảo sát được căn cứ theo các quy định chung hiện hành về đánh giá đối với giảng viên các trường chính trị và đánh giá theo 5 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Sau đó, kết quả được xử lý theo tỷ lệ % để phân tích, đảm bảo tính trực quan.
- Phương pháp thống kê – so sánh: Trên cơ sở các số liệu thu thập được về
đội ngũ giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cũng như kết quả khảo sát thực tiễn về thực trạng đánh giá đối với đội ngũ này qua các năm, tác giả đã tiến hành thống kê các số liệu để có minh họa sinh động và thực tế cho đề tài luận văn.
12
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Từ những thơng tin có được qua q
trình nghiên cứu các tài liệu và số liệu thu thập được có liên quan đến đề tài, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp các thơng tin đó để có những đánh giá khách quan về cơng tác đánh giá chất lượng đối với đội ngũ giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng
thường xuyên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên... và các nhà nghiên cứu, giảng viên giàu kinh nghiệm, có nhiều năm cơng tác trong các lĩnh vực có liên quan ở địa phương để có định hướng và những ý kiến hữu ích cho đề tài luận văn.