1.1.2 .Giảng viên
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thời gian qua, công tác đánh giá viên chức, giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về cơ bản đã có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm nhằm triển khai cụ thể các quy định của Trung ương, của tỉnh tại đơn vị Nhà trường. Thực hiện văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến của các cơ quan có thẩm quyền, Nhà trường đã tiến hành thường xuyên công tác đánh giá, phân loại viên chức, giảng viên Nhà trường
66
hằng năm cũng như trong từng khóa học. Đồng thời, đã gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu Nhà trường, khoa, phòng trực thuộc trong việc đánh giá viên chức, giảng viên.
Kết quả đánh giá đã phần nào được sử dụng làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với đội ngũ viên chức, giảng viên Nhà trường. Việc đánh giá, phân loại viên chức, giảng viên được gắn với các tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng gắn với chất lượng, hiệu quả công việc; được xác định cụ thể trên phiếu đánh giá.
Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hằng năm luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm, coi đó là khâu cơ bản trong quản lý, sử dụng viên chức và là căn cứ cơ bản để làm tốt công tác cán bộ cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên Nhà trường nói riêng.
Nhận thức của lãnh đạo các khoa, phịng, đồn thể và bản thân mỗi viên chức, giảng viên về đánh giá, xếp loại viên chức từng bước được nâng lên, nên phần nào loại bỏ bớt yếu tố chủ quan, tư tưởng cào bằng, nể nang trong đánh giá.
Các quy định pháp lý về đánh giá viên chức, giảng viên cũng từng bước được bổ sung, hoàn thiện theo hướng rõ ràng hơn về tiêu chí, minh bạch về thủ tục nên tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà trường trong việc đánh giá viên chức, giảng viên.