1.1.2 .Giảng viên
3.1. Quan điểm đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
3.1.3. Đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, chính xác và phát huy dân chủ trong
trong đánh giá giảng viên
Đánh giá viên chức nói chung và giảng viên LLCT nói riêng là một việc làm rất khó, rất nhạy cảm vì hoạt động này ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng,
80
bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với bản thân người được đánh giá. Do đó, đánh giá đối với giảng viên LLCT phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm và phải tuân theo ngun tắc tập thể, dân chủ, cơng khai.
Tiêu chí, phương pháp đánh giá phải mang lại những kết quả mang tính tin cậy, khách quan. Công tác đánh giảng viên ở các Nhà trường, đặc biệt là môi trường LLCT trên thực tế thường gặp nhiều khó khăn hơn so với bất kỳ tổ chức nào khác. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này cần phải thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khách quan, khoa học, phản ánh chính xác trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của giảng viên. Trong trường hợp vẫn còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan trong cơng tác đánh giá thì vẫn sẽ rất khó có thể đem lại hiệu quả như mục tiêu đánh giá đã đề ra.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và sử dụng một hệ thống các phương pháp đánh giá giảng viên LLCT một cách phù hợp, toàn diện, nhiều chiều như đánh giá bằng phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định, phương pháp cho điểm, xếp hạng theo các tiêu chí, phương pháp đánh giá thông qua báo cáo, phương pháp phỏng vấn… cũng sẽ là nhu cầu cần thiết nhằm góp phần thu thập được những thơng tin khách quan, chính xác về cá nhân các giảng viên và tạo ra được những kết quả đánh giá khách quan, tin cậy.
Ngồi tính khách quan, cơng bằng, việc áp dụng tiêu chí và phương pháp đánh giá cũng phải đảm bảo tính dân chủ, thu hút sự giám sát đối với công tác đánh giá đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh. Bên cạnh các phương pháp đánh giá nội bộ như hiện tại, cần nghiên cứu, áp dụng thêm các hình thức và phương pháp đánh giá từ phía đội ngũ học viên và các đối tượng có liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đánh giá đối với giảng viên tại trường chính trị cấp tỉnh, góp phần thiết thực vào đánh giá khách quan, trung thực năng lực thực chất của người giảng viên. Để từ đó, qua kết quả đánh giá, nhận xét trong đánh giá mỗi giảng viên nhìn lại mình, điều chỉnh bản thân cho xứng với vai trò là người truyền thụ, định hướng và tạo được cảm hứng trong nghiên cứu và học
81
tập cho các thế hệ học viên.
Để bảo đảm nguyên tắc “khách quan, cơng bằng, chính xác, khơng nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức” cũng là quan điểm cần quán triệt trong công tác đánh giá đối với các viên chức nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Các quy định hướng dẫn cơng tác đánh giá của Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền đều nhấn mạnh kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đánh giá cơng tác, làm việc. Hình thức thơng báo do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định, song quan điểm chung là khuyến khích việc áp dụng cơng nghệ thơng tin trong việc đánh giá. Nếu thực hiện việc công khai trên website của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì khơng chỉ viên chức, giảng viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Nhà trường mà người dân, học viên cũng có thể biết, theo dõi.
3.1.4. Đảm bảo căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng vị trí việc làm của giảng viên
Đánh giá trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi giảng viên là yêu cầu cần thiết không chỉ đảm bảo sự khách quan mà cịn thể hiện tính lượng hóa về các chỉ tiêu về nhiệm vụ công việc được giao của mỗi giảng viên. Đây cũng là nguyên tắc trong đánh giá của khoa học quản lý và khoa học tổ chức nhân sự. Các lý thuyết của khoa học quản lý, đặc biệt là lĩnh vực tổ chức nhân sự đều nhấn mạnh tới việc quản lý đầu ra; về hiệu lực, hiệu quả trong quản lý; quản lý theo mục tiêu, đánh giá theo kết quả đầu ra; kết quả thực thi cơng vụ,…
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về hoạt động của đội ngũ CBCC, viên chức nói chung cũng đều nêu rõ quan điểm, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và kết quả thực thi công vụ và nhiệm vụ chuyên môn phải căn cứ vào các quy định pháp lý, trong đó, các quy định pháp luật về cơng chức, viên chức đều quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá. Theo đó, dựa trên cơ sở các quy định này để xây dựng các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực thi công vụ cũng như thực thi nhiệm vụ chun mơn.
Ngồi ra, để đánh giá được hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cần
82
phải dựa trên các yêu cầu, tính chất, đặc điểm của từng VTVL, từng chức danh mà viên chức, giảng viên đảm nhận và thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mỗi giảng viên. Mỗi tiêu chí xây dựng phải là kết quả của q trình phân tích các đặc điểm, tính chất, u cầu của từng VTVL, có như vậy mới đảm bảo tính chính xác trong hoạt động đánh giá.
Khoa học quản lý cũng chỉ ra rằng, căn cứ để xác định các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực thi cơng vụ cũng cần phải tuân thủ theo các yêu cầu nhất định, chẳng hạn: (1) Phải bám sát các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của giảng viên cũng như các quy định về đánh giá giảng viên; (2) Phải bảo đảm tính linh hoạt với thực tiễn cơng tác, liên tục được cải tiến và hoàn thiện; (3) Phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý, bao gồm các tiêu chí phải cụ thể, rõ ràng, bao quát, khả thi và đo lường, định lượng được; (4) Các tiêu chí phải là tiêu chí cơ bản nhất, quyết định đến kết quả xếp loại cuối cùng của giảng viên; (5) Các tiêu chí phải phản ánh đầy đủ, tồn diện các cơng việc cụ thể liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của các VTVL;
(6)Các tiêu chí phải thể hiện sự khác biệt giữa viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và các viên chức là giảng viên.
Đây cũng là nguyên tắc và cơ sở cho việc đổi mới nội dung, tiêu chí và phương pháp đánh giá đối với giảng viên đảm bảo tính khách quan, dân chủ, cơng bằng và cơng khai, minh bạch, trong đó chú trọng tiêu chí kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức. Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X đã xác định: "Việc đánh giá, phân loại CBCC, viên chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao". Điều 41 Luật Viên chức năm 2010 cũng nêu rõ, một trong các nội dung của việc đánh giá viên chức là được xem xét theo: “Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết”. Việc đánh giá cũng cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của viên chức, giảng viên. Do đó, đây cũng là căn cứ cho việc hồn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá theo chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng VTVL của giảng viên.
Hiện nay, các tiêu chuẩn, nhiệm vụ cụ thể của từng VTVL của giảng viên đã
83
được quy định các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng viên chức, giảng viên và các văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBDN tỉnh và các cơ quan có liên quan như đã đề cập tại Chương 2 của Luận văn. Theo đó, quy định rõ về các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với từng vị trí Giảng viên, Giảng viên chính, Giảng viên cao cấp và các nhiệm vụ cụ thể đối với giảng viên như:
- Nhiệm vụ giảng dạy;
- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, cơng tác đảng, đồn thể và các hoạt động khác;
- Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
Ở mỗi nhiệm vụ này đều quy định chi tiết về các nhiệm vụ cụ thể để giảng viên căn cứ vào thực hiện. Đây cũng là các tiêu chí quan trọng cho việc thiết kế đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của các Nhà trường.