Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

8. Kết cấu luận văn

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Viên chức

Tại Việt Nam, Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 quy định: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo VTVL, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ định nghĩa trên, có thể thấy, viên chức tại Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam hoặc nước ngoài được đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa theo Hiến pháp và hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam ban hành, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công dân Việt Nam được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước. Quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam được quy định trong hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác. Quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam là được làm việc, học tập, công tác và định cư ở nước ngoài được nhà nước Việt Nam bảo hộ. Đây là điều kiện cơ bản để tuyển dụng đối với tất cả các CBCC, viên chức ở Việt Nam.

Thứ hai, phải là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Theo đó, căn cứ đầu tiên để tuyển dụng viên chức là VTVL. Ngoài ra, Điều 20 Luật Viên chức năm 2010 quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng như sau:“Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, VTVL, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”. VTVL được hiểu là “công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ

15

xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”. VTVL có thể có một hoặc nhiều công việc, có tính thường xuyên, liên tục chứ không bao gồm những công việc thời vụ, tạm thời. Theo Điều 23 Luật Viên chức năm 2010, để được tuyển dụng vào VTVL thì phải thông qua một trong hai phương thức tuyển dụng viên chức: thi tuyển hoặc xét tuyển.

Thứ ba, là những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức năm 2010 được hiểu là “…tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

Thứ tư, thời gian làm việc của viên chức được tính kể từ khi được tuyển dụng. Hợp đồng làm việc có hiệu lực cho đến khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Thứ năm, làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, giữa viên chức và bên tuyển dụng có sự thỏa thuận về VTVL, tiền lương, chế độ đãi ngộ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên… Hợp đồng làm việc là cơ sở pháp lý để sau này xử lý các việc liên quan đến việc vi phạm quyền hay các vấn đề khác phát sinh giữa hai bên. Lương của Viên chức được nhận từ quỹ của Đơn vị sự nghiệp công lập nơi họ làm việc chứ không phải hoàn toàn từ Nhà nước. Do vậy, tiền lương mà viên chức nhận được phụ thuộc vào sự thỏa thuận của viên chức và bên tuyển dụng[21].

Có thể thấy viên chức là những người được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét

16

tuyển căn cứ vào nhu cầu, VTVL, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là những người được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức), thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ... Những hoạt động này không nhân danh quyền lực chính trị hoặc quyền lực công, không phải là các hoạt động quản lý nhà nước mà chỉ thuần tuý mang tính nghề nghiệp gắn với nghiệp vụ, chuyên môn.

Về phân loại viên chức, theo Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, việc phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:

Một là, theo chức trách, nhiệm vụ, gồm: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý. Trong đó, viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Hai là, theo trình độ đào tạo, gồm: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp.

Trong khi trước đây, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định phân loại viên chức theo VTVL (viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý) và theo chức danh nghề nghiệp (viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV).

Như vậy, hiện nay, viên chức không còn được phân loại theo VTVL và các hạng nữa mà thay vào đó là theo chức trách, nhiệm vụ và trình độ đào tạo. Nhìn chung, đội ngũ viên chức có vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định về chính

17

trị và sự phát triển của xã hội của nước ta cũng như của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bởi lẽ, họ là những người trực tiếp thực hiện các công việc và nhiệm vụ có yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch, lao động - thương binh - xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên, môi trường, dịch vụ. Trong xã hội, viên chức thường được gọi với các chức danh như: giáo viên, bác sĩ, giảng viên....

1.1.2. Giảng viên

Trước khi tìm hiểu về khái niệm giảng viên, cần nhận thức rõ về khái niệm “nhà giáo”. Từ trong lịch sử và nhận thức cũng như đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, nhà giáo là một chức danh xã hội rất được coi trọng. Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà giáo là “những người làm nghề dạy học”[41, tr.516]. Tại Điều 66 của Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2019 cũng đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về nhà giáo dưới góc độ pháp lý, theo đó: “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này”[31]. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên” [31]. Như vậy, có thể thấy, giảng viên là khái niệm để chỉ những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các học viện, các trường đại học và cao đẳng.

Theo quan niệm của giáo dục hiện đại, khái niệm “giảng viên” cũng như vai trò của đội ngũ này hiện đã được mở rộng hơn, theo đó giảng viên không chỉ đơn thuần là những người làm công tác giảng dạy mà còn thực hiện nhiều vai trò trong quá trình đào tạo, cụ thể:

Thứ nhất, giảng viên có vai trò là người thúc đẩy học viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu. Đây là vai trò rất quan trọng của giảng viên, phù hợp với nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, trong đó nhiệm vụ của giảng viên là gợi mở, khuyến khích, giúp đỡ, thúc đẩy học viên, sinh viên từng bước tự nhận thức, từ đó rút ra

18

phương pháp và những kiến thức cần thiết áp dụng trong thực tiễn, giải quyết công việc hiệu quả. Để làm tốt vai trò này, giảng viên cần phải có phương pháp tốt, nhạy bén nghề nghiệp, nắm bắt được khả năng, đặc điểm tâm lý, điểm mạnh cũng như hạn chế của học viên, sinh viên, từ đó tìm ra những điểm mấu chốt, khơi gợi, thúc đẩy mong muốn, khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học, hình thành kỹ năng xử lý vấn đề cho họ.

Thứ hai, giảng viên có vai trò của người làm tổ chức. Điều này có nghĩa là giảng viên cần tổ chức tốt từng khâu cũng như toàn bộ quá trình giảng dạy của mình, từ xác định nhu cầu, thiết kế đào tạo đến chuẩn bị bài giảng và tiến hành công việc giảng dạy. Tổ chức quá trình giảng dạy hiệu quả, giảng viên phải chú ý đến tính tương tác giữa người dạy và người học, trong đó người học được coi là trung tâm. Để đảm bảo thực hiện tốt vai trò này, giảng viên phải có phương pháp làm việc khoa học, có tinh thần tận tụy, phong cách sư phạm, thái độ cởi mở, sẵn sàng trao đổi, lắng nghe ý kiến của người học. Trong vai trò của người tổ chức, giảng viên cần hội tụ đủ ba yếu tố, đó là: Kiến thức, phương pháp, đạo đức nghề nghiệp được kết hợp nhuần nhuyễn, đạt tới trình độ cao.

Để đảm bảo chất lượng của đội ngũ giảng viên, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra quy định về trình độ đào tạo đối với đội ngũ này, theo đó giảng viên ít nhất là có trình độ từ đại học trở lên. Trong quá trình phát triển, yêu cầu đặt ra với giảng viên là phải từng bước chuẩn hoá để đạt trình độ văn bằng thạc sĩ, tiến sỹ. Do đặc thù của đối tượng học viên, giảng viên được yêu cầu là tầng lớp tri thức có năng lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm để tham gia giảng dạy và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w