Nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

7.1. Về lý luận:

Đề tài nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về: viên chức, giảng viên, chính trị, trường chính trị cấp tỉnh, giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh, đánh giá, đánh giá giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh với các nội dung, nguyên tắc, tầm quan trọng và các tiêu chí cũng như phương pháp đánh giá đối với đối tượng viên chức là giảng viên tại các trường chính trị cấp tỉnh. Qua đó, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh giá đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị nói chung và trường chính trị cấp tỉnh nói riêng. Cùng với đó, trình bày một cách hệ thống các quan điểm, góp phần làm sáng tỏ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức các trường chính trị cấp tỉnh trong bối cảnh mới.

7.2. Về thực tiễn:

Luận văn làm rõ được thực trạng hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ 2018 đến nay với những đánh giá khách quan về kết quả đạt được cũng như hạn chế, bất cập và chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng này. Từ đó, đề xuất những định hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

13

Ngồi ra, Luận văn cịn là tư liệu tham khảo hữu ích cho cáccán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên chuyên ngành Quản lý cơng, Hành chính cơng, Chính trị học,… có thể tham khảo những nội dung lý luận chung, phương pháp nghiên cứu cũng như cung cấp một góc nhìn khi tham khảo tìm hiểu các kinh nghiệm thực tiễn trong việc đánh giá viên chức nói chung và giảng viên các trường chính trị nói riêng tại một địa bàn địa phương cụ thể.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w