Nhóm quy định về vận chuyển và xử lý rác thải y tế

Một phần của tài liệu Vũ Lân Dũng_LKT_820076 (3.2022) (Trang 46 - 52)

a) Vận chuyển rác thải y tế: là quá trình rác thải y tế được đơn vị chuyên chở đưa từ địa điểm lưu giữ rác thải của cơ sở y tế đến địa điểm, kho bãi lưu giữ

hoặc đến thẳng nơi xử lý rác thải của các cơ sở xử lý rác thải y tế có năng lực chuyên môn và giấy phép theo đúng các quy định của pháp luật.

Theo điều 11 và điều 12, mục 2 của Thông tư liên tịch số 58, có hai mô hình vận chuyển rác thải y tế nguy hại chính mà các cơ sở y tế có thể áp dụng, đó là vận chuyển để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế và vận chuyển để xử lý theo mô hình tập trung. Hai hình thức này đều đòi hỏi những cá nhân, đơn vị có trách nhiệm trong việc vận chuyển phải đảm bảo được có một hệ thống các phương tiện chuyên dụng, kèm với đó là các công cụ, trang, thiết bị phù hợp, phục vụ việc vận chuyển rác thải y tế một cách an toàn, tránh làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế cũng có những quy định về việc vận chuyển rác thải y tế bên ngoài bệnh viện. Đối với các đơn vị thực hiện việc vận chuyển rác thải y tế đưa đến nơi xử lý tập trung hoặc nơi xử lý theo cụm cơ sở y tế, cần lưu ý những điều sau:

• Năng lực vận chuyển:

Yêu cầu tiên quyết để một đơn vị được thực hiện công việc vận chuyển rác thải y tế, đó chính là những loại giấy phép được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho các đơn vị vận chuyển, là cách để chứng minh năng lực của họ là phù hợp để thực hiện công việc này. Đơn vị ký hợp đồng vận chuyển phải có giấy phép xử lý các loại rác thải y tế nguy hại được cấp đúng quy định, cùng với đó là các loại chứng từ liên quan chứng đến việc được phép vận chuyển rác thải y tế nguy hại mà các cơ sở y tế chuyển giao. Rác thải y tế nguy hại chỉ được phép vận chuyển khi có những phương tiện chuyên chở, đáp ứng được những điều kiện tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Rác thải y tế nguy hại phải được đóng gói trong các thùng kín, đảm bảo sự chắc chắn để không bị bục, trước khi được vận chuyển tới địa điểm tiêu hủy.

• Hồ sơ theo dõi vận chuyển rác thải y tế:

Mỗi cơ sở y tế phải có đầy đủ hồ sơ vận chuyển rác thải y tế, bao gồm: hợp đồng vận chuyển, các loại chứng từ liên quan đến việc vận chuyển rác thải y tế nguy hại đi xử lý. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc để các cơ sở vận chuyển, cơ

sở xử lý, cùng với đó là các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có thể quản lý được khối lượng và chủng loại của rác thải y tế nguy hại được đem đi xử lý.

• Kế hoạch xử lý sự cố trong quá trình vận chuyển:

Tất cả các đơn vị vận chuyển đều cần phải có phương án giải quyết và khắc phục trong trường hợp sự cố xảy ra khi đang vận chuyển rác thải y tế nguy hại ví dụ: Trường hợp có rò rỉ từ bao gói, thùng chứa rác thải cần ngay lập tức thực hiện khử trùng xe và tất cả các bề mặt tiếp xúc với rác thải; chuẩn bị sẵn danh sách, số điện thoại liên hệ của các cá nhân, đơn vị có trách nhiệm xử lý sự cố; có phương án tái đóng gói, dán nhãn khi bao gói, thùng chứa rác thải không còn nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển… Ngoài ra còn là những quy định về độ kín, độ bền, kháng thủng, kháng hóa chất, chịu được rung lắc trong quá trình vận chuyển… đối với bao gói, thùng chứa rác thải y tế.

b) Xử lý rác thải y tế:

Vận chuyển và xử lý rác thải y tế là những công đoạn quyết định đến việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, chỉ cần một trong những bước này xảy ra vấn đề thì hậu quả mà chúng đem lại có thể sẽ vô cùng nghiêm trọng, vì thế trách nhiệm của bộ phận môi trường, các phòng ban quản lý của các cơ sở y tế và của các chủ xử lý giữ một vai trò vô cùng lớn. Các loại rác thải y tế phải được xử lý tại chỗ hoặc bàn giao cho các đơn vị có chức năng xử lý an toàn bằng các phương pháp phù hợp.

• Xử lý sơ bộ:

Trước khi tiến hành vận chuyển và xử lý rác thải y tế thì ngay từ các cơ sở y tế, cần phân loại trước loại rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao để để tiến hành xử lý sơ bộ, tại gần nơi phát sinh rác thải đảm bảo an toàn. Một số các phương pháp xử lý ban đầu các loại rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao mà các cơ sở y tế có thể áp dụng:

- Tiến hành khử khuẩn rác thải y tế nguy hại bằng hóa chất, cụ thể là ngâm rác thải trong các loại dung dịch như Cloramin B, Javen và các hóa chất khác mà Bộ Y tế cho phép trong thời gian quy định;

- Tiến hành khử khuẩn rác thải y tế nguy hại bằng các thiết bị công nghệ không đốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành.33

Đây là bước quan trọng, đòi hỏi phải được thực hiện một cách an toàn để tránh nguy cơ lây nhiễm các tác nhân có hại ra bên ngoài, làm ảnh hưởng trước hết đến sức khỏe của chính bản thân các nhân viên y tế trực tiếp phụ trách công đoạn này, sau đó là đến an toàn của những người phụ trác các bước tiếp theo.

• Xử lý rác thải y tế:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58, cụ thể là khoản 3, điều 13, có ba mô hình xử lý, tiêu hủy rác thải y tế với thứ tự ưu tiên lựa chọn giảm dần, đó là:

- Xử lý rác thải y tế tại cơ sở xử lý tập trung có đủ giấy phép và tiêu chuẩn để thực hiện xử lý rác thải y tế;

- Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế, hình thức này cần phải được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đó;

- Xử lý và tiêu hủy rác thải rắn y tế tại điểm phát sinh rác thải nằm trong khuôn viên của cơ sở y tế. Chú ý khi thực hiện theo mô hình này, cơ sở xử lý phải thực hiện bằng công nghệ với công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sẵn có trong khuôn viên cơ sở và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; việc xử lý phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; và không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý rác thải nguy hại, trừ trường đặc biệt34.

Để xử lý rác thải y tế nói riêng thì các cơ sở thực hiện công việc xử lý có thể lựa chọn các phương pháp xử lý dưới đây35:

- Thiêu đốt: Là phương pháp được sử dụng khá thường xuyên tại các cơ sở xử lý các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ cao để đốt rác thải rắn y tế. Phương pháp đốt giúp xử lý được phần lớn các loại rác thải rắn y tế, thể tích của rác thải được giảm một cách tối đa nhất có thể. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này mà không có một chế độ vận hành và hệ thống xử lý khí thải đúng quy chuẩn sẽ tạo điều kiện cho chất độc hại như Dioxin, Furan… đi vào không khí, ảnh hưởng đến

34 Khoản 2, điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường ngày 10 tháng 01 năm 2022

môi trường, ngoài ra, các loại chi phí liên quan đến việc vận hành là cao hơn so với các phương pháp khác.

- Khử trùng bằng hơi nóng ẩm (lò hấp): Các lò hấp này sẽ tạo ra một môi trường hơi nước nóng kèm áp suất cao để khử trùng dụng cụ và rác thải y tế.

- Khử trùng bằng hóa chất: Phương pháp này thể hiện sự phù hợp đối với các loại rác thải y tế dạng lỏng. Một số hóa chất được áp dụng để xử lý rác thải rắn, rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao cũng có thể xử lý theo phương pháp này với một số lưu ý sau: Một số loại rác thải phải được cắt nghiền nhỏ trước khi được đưa đi khử trùng, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến nguy cơ các yếu tố nguy hại bị rò rỉ vào môi trường; hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào điều kiện vận hành và loại rác thải được đưa vào khử trùng; dư lượng hóa chất phải được kiểm soát và xử lý theo đúng quy định, đảm bảo sức khỏe và các quy chuẩn về môi trường.

- Phương pháp khử khuẩn bằng vi sóng: Hai phương pháp được sử dụng thông dụng, một là sử dụng vi sóng thuần túy với áp suất thường (có hoặc không có bổ sung nước/hơi nước) và hai là sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa với nhiệt độ, áp suất cao. Rác thải xử lý bằng phương pháp này thường được đem đi cắt, nghiền và ép để giảm thể tích. Rác thải rắn sau khi khử khuẩn, giảm thể tích đạt tiêu chuẩn có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như rác thải thông thường.

- Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Phương pháp tạm thời áp dụng đối với các cơ sở y tế thuộc khu vực không đủ điều kiện để có một cơ sở xử lý rác thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn. Phương pháp này thường sử dụng các bể đóng kén với vị trí đặt, diện tích và kết cấu theo quy định, đảm bảo được các quy chuẩn về an toàn để không gây rò rỉ, phát tán các tác nhân nguy hiểm hoặc mầm bệnh vào môi trường Cần lưu ý tuyệt đối không chôn rác thải lây nhiễm lẫn với rác thải thông thường.

- Phương pháp đóng rắn (trơ hóa): Rác thải sẽ được nghiền nhỏ, rồi được đưa trực tiếp vào máy trộn theo từng mẻ trước khi đóng rắn. Các chất phụ gia sau đó được thêm vào, cùng với đó là bổ sung nước để hoàn thiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình đóng rắn diễn sẽ cô lập hoàn toàn thành phần gây ô nhiễm của rác thải, đây là phương pháp với chi phí thấp, thực hiện đơn giản, không gặp nhiều khó khăn.

- Bao gói: Rác thải được đưa vào các thùng chứa bằng polyethylene hoặc kim loại, sau đó được điền đầy bằng các chất kết dính vô cơ thường hoặc chất kết dính hữu cơ - để khô - cuối cùng là dán niêm phong và đưa đi chôn lấp.

Tùy vào các loại rác thải y tế sẽ có phương pháp xử lý phù hợp với tính chất nguy hại của chúng, dưới đây là phương pháp cụ thể cho từng loại rác thải36:

- Rác thải sắc nhọn: Phương pháp xử lý, tiêu hủy được sử dụng là thiêu đốt, khử trùng và chôn lấp an toàn bằng hố chôn bê tông.

- Rác thải lây nhiễm: Xử lý ban đầu rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay tại nơi phát sinh bằng các phương pháp hấp ướt, khử khuẩn bằng hóa chất, sau đó lựa chọn các phương pháp như thiêu đốt, khử trùng bằng vi sóng, nhiệt ẩm và hóa chất (trừ rác thải giải phẫu) và chôn lấp an toàn bằng hố chôn bê tông hợp vệ sinh. - Rác thải dược phẩm: Thiêu đốt, đóng rắn - bao gói, chôn lấp tại bãi chôn lấp rác thải nguy hại là những phương pháp được lựa chọn.

- Rác thải hóa chất: Các phương pháp xử lý sẽ là thiêu đốt (trừ chất gây độc tế bào), đóng rắn trước khi chôn lấp, trung hòa hoặc thủy phân kiềm.

- Rác thải gây độc tế bào: Đóng rắn - bao gói hoặc giáng hóa.

- Rác thải chứa kim loại nặng: Bao gói, đóng rắn trước khi chôn lấp là phương pháp khả thi nhất để xử lý loại rác thải này.

- Rác thải phóng xạ: Sau một thời gian lưu giữ theo quy định sẽ được tiến hành xử lý như rác thải không nhiễm phóng xạ.

- Rác thải tái chế: Rác thải tái chế được cân và ghi khối lượng vào sổ trước khi cất vào kho, sau đó chúng được bán cho đơn vị thu mua rác thải theo hợp đồng ký với bệnh viện.

Trên đây là các quy định trực tiếp hoặc có liên quan đến quy trình xử lý rác thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế, quy trình yêu cầu một sự thống nhất và đúng theo quy chuẩn mà Bộ Y tế đã đưa ra, từ bước xử lý sơ bộ cho đến vận chuyển và đem rác thải đi xử lý, tiêu hủy. Tất cả phải được một cách chuẩn xác, an toàn từ những công đoạn đầu tiên cho đến những công đoạn cuối cùng của việc xử lý, tiêu hủy. Mỗi loại rác thải y tế đều có những phương pháp xử lý riêng, phù hợp với đặc

tính nguy hại của loại rác thải đó. Các cơ sở xử lý hay ngay cả các cơ sở y tế thực hiện việc xử lý rác thải trực tiếp tại khuôn viên của mình đều phải nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn được Bộ Y tế và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác ban hành. Mục đích cuối cùng là để đảm bảo an toàn sức khỏe của những người trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý rác thải y tế và hạn chế những tác hại tiêu cực mà loại rác thải này gây ra cho môi trường.

Lưu ý là rác thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý rác thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý rác thải nguy hại quy mô cấp vùng; khuyến khích đồng xử lý rác thải nguy hại37.

Ngoài ra, để một cơ sở được cung cấp dịch vụ xử lý rác thải y tế nguy hại, họ phải đáp ứng được những điều kiện như sau38:

- Địa điểm thực hiện xử lý phải được cơ quan có thẩm quyền, chức năng phê duyệt theo quy hoạch của từng địa phương;

- Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường; có giấy phép môi trường; - Công nghệ xử lý phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;

- Có nhân sự phụ trách được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực phù hợp; có quy trình vận hành, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;

- Có kế hoạch quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu Vũ Lân Dũng_LKT_820076 (3.2022) (Trang 46 - 52)