Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế

Một phần của tài liệu Vũ Lân Dũng_LKT_820076 (3.2022) (Trang 72 - 92)

Thứ nhất, xây dựng có hệ thống, đảm bảo loại bỏ sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế.

Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường và liên quan đến xử lý rác thải y tế cần được xây dựng một cách có hệ thống, đảm bảo tính liền mạch trong việc áp dụng nhưng cũng không được xảy ra sự chồng chéo, tránh để tình trạng khi cùng một vấn đề cần giải quyết mà phải vận dụng nhiều văn bản pháp luật. Việc phải vận dụng quá nhiều các văn bản pháp luật, từ luật đến thông tư, nghị định để giải quyết một vài hoặc thậm chí là một vấn đề là điều cần phải được loại bỏ và không được để lặp lại trong những văn bản pháp luật ra đời sau. Phải đảm bảo quy định rõ ràng, có thể hiểu và vận dụng thuận lợi vào trong thực tiễn, tránh tình trạng khi đưa vào áp dụng rộng rãi thì lại gây khó khăn, nhầm lẫn, người ban hành quy định thì hiểu thế này, người hoạt động thực tế thì lại có cách hiểu khác. Từ đó dẫn đến việc khó khăn trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan đến xử lý rác thải y tế.

Thứ hai, việc ra sửa đổi, bổ sung các quy định hoặc cho ra đời các văn bản luật mới phải đảm bảo được sự ổn định, bao quát.

Cần phải chú ý làm thế nào để các văn bản pháp luật ra đời sau vừa mang tính ổn định, bao quát và dự đoán được nhiều các trường hợp có thể xảy ra, vừa kế thừa được những quy định mà các văn bản luật trước để lại. Việc đảm bảo được những yêu cầu trên sẽ có thể giúp tránh được tình trạng các quy định mới ra đời nhưng lại sớm trở nên lạc hậu, không còn theo kịp với thực tế, không mang tính thời sự, phải tuyệt đối không để quy định mới ra không được bao lâu đã phải bổ sung, sửa đổi hay thậm chí là phải ra những văn bản hoàn toàn mới. Điều này là dễ hiểu khi lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung, xử lý rác thải y tế nói riêng đang thay đổi liên tục, nhiều những công việc, quan hệ xã hội mới liên quan đến những lĩnh vực này đang dần xuất hiện, đòi hỏi các quy định của luật phải có khả năng điều chỉnh được những nhân tố trên, không để xuất hiện lỗ hổng mà các đối tượng xấu có thể lợi dụng.

Thứ ba, việc rà soát, kiểm tra tính hiệu quả và tương thích của các quy định phải được thực hiện thường xuyên.

Thường xuyên duy trì việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế, xem xét rằng trong thực tiễn áp dụng, các quy định này có đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn quản lý hay không. Thực hiện rà soát, tham

khảo ý kiến từ nhiều nguồn như từ các nhà tư vấn, các cơ quan chức năng liên quan, các giảng viên và các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp tuân thủ và áp dụng luật để từ đó thu về được những nhận xét, đánh giá có tính chính xác cao nhất phục vụ cho những công đoạn sửa đổi, bổ sung sau này, cùng với đó là kinh nghiệm để hoàn thiện các quy định một cách tốt hơn. Ngoài ra là còn đánh giá, kiểm tra xem các quy định pháp luật hiện hành đã cho thấy được sự tương thích, phù hợp với những cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hay chưa, với công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay không. Nếu đã tương thích rồi thì đẩy mạnh việc phổ biến, áp dụng, nếu chưa thì cần nghiên cứu đưa ra được những thay đổi sao cho phù hợp và chính xác nhất với những cam kết đã ký. Việc thực hiện được đúng theo như các cam kết đã thỏa thuận sẽ tạo ra một môi trường vô cùng cạnh tranh, nhiều cơ hội để có thể thúc đẩy giao thương, phát triển cả về mặt kinh tế lẫn ngoại giao của Việt Nam.

Thứ tư, cần nâng cao các quy chuẩn kỹ thuật, từ đó thắt chặt hơn nữa việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đây cũng là yêu cầu vô cùng thực tế khi hàng năm tình trạng ô nhiễm môi trường chưa có dấu hiệu giảm xuống mà còn có xu hướng nghiêm trọng hơn ở một số khu vực, đặc biệt là những nơi chưa có nhiều điều kiện lý tưởng để xử lý được tốt các loại rác thải y tế như nước ta. Nâng cao các quy chuẩn về kỹ thuật bao gồm các quy chuẩn từ việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế cho đến ngay cả các công đoạn sau xử lý là rất quan trọng. Chỉ có cách thắt chặt hơn những yêu cầu về kỹ thuật, về các tiêu chuẩn của rác thải y tế trước và sau khi xử lý mới có thể tránh được tình trạng rò rỉ, phát tán rác thải làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và môi trường sống. Mọi công đoạn đều cần phải được quản lý và giám sát sát sao và thường xuyên hơn của các cơ quan chức năng và chính bản thân trong nội bộ của các đơn vị có chuyên môn xử lý. Các quy chuẩn được nâng cao cũng đồng nghĩa với nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức liên quan về tầm quan trọng của việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rác thải y tế đối với môi trường.

Thứ năm, đánh giá và điều chỉnh các quy định về quản lý và xử phạt trong lĩnh vực pháp luật về xử lý rác thải y tế.

Trước thực tế các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, vi phạm pháp luật về xử lý rác thải y tế nói riêng đang diễn biến tương đối phức tạp. Như đã đề cập ở mục 2.2.3, các quy định về xử phạt và mức phạt đối với cách hành

vi vi phạm pháp luật về xử lý rác thải y tế đang vẫn còn khá là thấp, điều này tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm được lặp lại. Các tổ chức, cá nhân dễ dàng nhận thấy được lợi ích từ việc vi phạm khi mà số tiền phạt là nhỏ hơn nhiều so với chi phí phải bỏ ra để đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về môi trường, từ đó họ sẵn sàng tái diễn các hành vi vi phạm bởi lợi nhuận mà chúng đem đến là lớn hơn việc tuân thủ quy định. Tiếp đến, đó là vai trò và thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong việc quản lý và xử phạt. Có thể thấy tại Việt Nam, các cơ quan chức năng đang thực sự chưa có đủ nguồn lực và hệ thống các quy định, cũng như chế tài hỗ trợ đủ tốt, đủ sức nặng để có thể xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng tăng dần, từ đó sẽ dẫn đến việc quản lý sẽ yếu kém và thường xuyên gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để có đủ khả năng tiếp nhận và xử lý mọi vụ việc vi phạm, từ đơn giản đến phức tạp, cần phải xây dựng được một hệ thống quy định pháp luật bao gồm các chế tài xử phạt có tính răn đe mạnh hơn, cụ thể là tăng mức phạt tiền và cả phạt tù cao hơn, có sức nặng để các đối tượng không dám và không thể lặp lại các hành vi vi phạm nữa, đồng thời cũng là lời cảnh báo cho các đối tượng đang có ý định hoặc chuẩn bị có những hành vi vi phạm làm tổn hại đến sức khỏe và môi trường. Muốn thực hiện được điều này yêu cầu các cơ quan chức năng phải có một cơ chế phối hợp một cách thực sự hiệu quả, thường xuyên hơn nữa để các hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người bị trừng phạt thật thích đáng.

3.3. Một số kiến nghị nhằm áp dụng hiệu quả quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty Urenco 13

Thứ nhất, thường xuyên cập nhật, hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ phục vụ việc quản lý của Công ty, đảm bảo yêu cầu bám sát các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế sao cho các quy định và hoạt động của Công ty là không tách rời với những quy định của luật.

Việc này là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ tạo ra một khối thống nhất, liền mạch trong việc vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn hoạt động của Công ty. Duy trì được sự đồng bộ, cập nhật liên tục của các văn bản nội bộ của Công ty với các quy định của pháp luật hiện hành sẽ tạo ra sự thuận lợi không chỉ trong quá trình quản lý, thực hiện công việc trong nội bộ doanh nghiệp mà còn tạo ra một sự

dễ dàng để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty.

Thứ hai, cố gắng chuyển tải đầy đủ các quy định pháp luật vào nội dung hợp đồng ký kết với các đối tác về xử lý rác thải y tế.

Điều này sẽ tạo điều kiện để các bên vừa đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, vừa đảm bảo rằng nghĩa vụ được thực hiện mà không vi phạm các quy định của pháp luật. Đặc biệt khi đối tác là các bệnh viện lớn thì việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế càng phải được xem trọng, những quy định được lồng ghép vào những điều khoản, đặc biệt là những quy định về xử phạt, bồi thường vừa giúp đảm bảo các bên thực hiện đúng theo cam kết, vừa bảo vệ mình trước những sai phạm của đối tác.

Thứ ba, yêu cầu các Bộ, ban ngành, cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, các cơ sở thực hiện các hoạt động vận chuyển, xử lý rác thải y tế để kiểm tra, quản lý việc áp dụng và làm theo các quy định của pháp luật.

Xem xét, đánh gia khi các quy định được đưa vào trong thực tiễn, các cá nhân, tổ chức có gặp phải khó khăn, vướng mắc gì không, nếu có thì là do quy định còn chưa thích hợp hay do tự thân cá nhân, doanh nghiệp đang chưa biết cách áp dụng thế nào cho đúng. Ngay chính bản thân Công ty Urenco 13 cũng cần phải có những sợ phối hợp với các cơ quan chức năng, có thể thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại để nêu ra những tồn tại đang gặp phải, cùng nhau tìm phương thức tháo gỡ những tồn tại đó. Từ đó có những điều chỉnh quy định sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc thi hành pháp luật.

Thứ tư, tổ chức tập huấn, đào tạo thường xuyên để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Công ty về xử lý rác thải y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong hoạt động quản lý, xử lý rác thải y tế.

Để giải quyết tình trạng cán bộ, nhân viên, công nhân vệ sinh hiện đang còn thiếu những kiến thức đầy đủ về hoạt động xử lý rác thải y tế, Công ty cần phải thực hiện nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn cả về quy định của luật, cả về chuyên môn trong nghề. Những buổi hướng dẫn như vậy cần bám sát vào thực tế, tìm hiểu tại sao nhiều người chưa nắm rõ được các quy định, từ đó đưa ra những cách giải quyết, đồng thời giải thích, truyền đạt cho người tham gia hiểu được nội dung và lý do tại sao phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Ngay trong bản thân chính doanh nghiệp cũng cần có sự phối hợp, thống nhất từ các phòng ban để thực hiện tập huấn

và hướng dẫn cho chính cán bộ, công nhân viên của các phòng ban đó để việc thi hành các quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế đạt được hiệu quả cao nhất có thể.

Thứ năm, huy động thêm nguồn kinh phí để có thể đầu tư thêm về cơ sở vật chất phục vụ cho việc xử lý rác thải y tế.

Các cơ sở y tế, cơ sở xử lý cần phải được trang bị đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn trang, thiết bị, dụng cụ để có thể thực hiện các công đoạn xử lý rác thải, không để hiện tượng rác thải, đặc biệt là rác thải nguy hại rò rỉ, phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe. Cần phải đầu tư để có thêm nhiều nhà máy xử lý với đủ điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống máy móc đáp ứng được những quy chuẩn để giải quyết được tình trạng khối lượng rác thải y tế thải ra mỗi hàng ngày đang tăng cao, nhất là trong tình hình dịch bệnh vô cùng phức tạp.

Thứ sáu, với đặc thù là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý rác thải y tế, hơn ai hết Công ty Urenco 13 luôn cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý rác thải y tế.

Công ty có thể phối hợp với các cơ quan quản lý của chính phủ hoặc các tổ chức khác trong lĩnh vực môi trường để tuyên truyền, giáo dục về tác hại của rác thải y tế tới tất cả mọi người dân, nâng cao ý thức của toàn xã hội về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và là công việc luôn luôn cần thiết ở bất kỳ thời điểm nào. Triển khai các hoạt động, kêu gọi người dân tham gia để vừa giáo dục, vừa cùng người dân thực hiện các hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn môi trường sống trong sạch, hơn nữa đây cũng chính là cách giúp cán bộ, công nhân viên trong Công ty thêm hiểu hơn các quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế, cùng người dân trao đổi để tìm ra những mặt tích cực hoặc hạn chế khi áp dụng các quy định pháp luật vào trong đời sống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện các quy định về pháp luật về xử lý rác thải y tế là vô cùng cần thiết và phù hợp chung với yêu cầu thực tế về việc hoàn thiện pháp luật nói chung. Phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại những quy định pháp luật hiện hành đã thực sự bám sát thực tế, giải quyết được các vấn đề, các quan hệ xã hội cần điều chỉnh hay chưa, nếu chưa thì cần có những định hướng, giải pháp cụ thể để các quy định này đem lại hiệu quả cao hơn.

Khi bắt đầu tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật cần phải lưu ý xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất, không gây chồng chéo, khó khăn trong việc áp dụng, đảm bảo tính ổn định, chế tài xử phạt các hành thích đáng, đủ sức răn đe. Các bộ, ngành, các cá nhân, tổ chức cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền, giáo dục cho mọi người biết về tác hại của rác thải y tế thông qua các buổi tập huấn. Tìm kiếm thêm các nguồn kinh phí để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở y tế, cơ sở xử lý, tạo điều kiện thực thi các quy định pháp luật được thuận lợi và dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN

Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối và phức tạp cần phải giải quyết trong những năm gần đây, vì thế Nhà nước đã luôn cho thấy được sự quan tâm của mình tới vấn đề này khi đề ra được đường lối phát triển kinh tế quốc gia một cách bền vững, chú trọng tới bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của con người. Một trong những lĩnh vực được Nhà nước đặc biệt chú trọng đến là xử lý rác thải y tế, điều này được chứng minh bằng thực tế đã có nhiều văn bản pháp luật đề cập và có những quy định trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Từ đó mà pháp luật về xử lý rác thải y tế trở thành một nhánh quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xem xét việc áp dụng những quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế đã

Một phần của tài liệu Vũ Lân Dũng_LKT_820076 (3.2022) (Trang 72 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w