Nhóm quy định về kiểm tra, giám sát và xử phạt đối với việc tuân thủ

Một phần của tài liệu Vũ Lân Dũng_LKT_820076 (3.2022) (Trang 52 - 55)

luật về xử lý rác thải y tế

• Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật:

Về việc thực hiện kiểm tra, giám sát về việc thực hiện pháp luật về xử lý rác thải y tế của các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác thải cần phải có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền, từ trung ương đến từng địa phương cụ thể. Chính 37 Khoản 1, 2, Điều 84 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2020 do Quốc hội ban hành

38 Khoản 3, Điều 84 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2020 do

phủ là cơ quan cao nhất thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Bộ trưởng của hai bộ là Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác và các Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phối hợp, cùng nhau tổ chức các hoạt động để đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế39. Đến Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì quy định Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường40. Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quy định chi tiết về việc vận chuyển và xử lý rác thải y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế nắm giữ vai trò chủ trì, tổ chức phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để quy định chi tiết việc xử lý rác thải y tế tại phạm vi các cơ sở y tế41.

Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các Sở Y tế, cùng với đó là các cơ sở y tế do Bộ trực tiếp quản lý thực hiện theo các quy định của pháp luật. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thi hành theo pháp luật, phối hợp với Bộ Y tế phổ biến pháp luật về xử lý rác thải y tế. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh kết hợp với các Bộ để kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các cơ sở y tế trên địa bàn; còn Ủy ban Nhân dân cấp huyện và Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường sẽ thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền về việc tuân thủ pháp luật của các cơ sở y tế do mình phụ trách42.

Các cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo với tần suất báo cáo kết quả xử lý rác thải y tế là 01 lần/năm; báo cáo được lập bằng văn bản giấy hoặc bằng điện tử, các báo cáo được lập phải đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Sở Y tế báo cáo kết quả xử lý rác thải y tế trên địa bàn theo quy định và gửi về Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo; Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý rác thải nguy hại theo quy định. Sở Y tế

39 Điểm e, Khoản 3, Điều 142 Luật bảo vệ môi trường năm 2014

40 Khoản 3, Điều 167 Luật bảo vệ môi trường năm 2020

41 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu ngày 24 tháng 04 năm 2015

và Sở Tài nguyên và Môi trường cùng nhau phối hợp để kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác thải y tế trên địa bàn theo đúng thẩm quyền43.

• Xử phạt đối việc tuân thủ pháp luật về xử lý rác thải y tế:

Tùy thuộc vào hành vi và mức độ gây ra hậu quả của hành vi vi phạm quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp, chủ thể vi phạm có thể phải chịu xử phạt dân sự, xử phạt hành chính hoặc nặng nhất là bị áp dụng các chế tài hình sự.

- Xử lý dân sự: Đây là hình thức xử lý ở mức độ nhẹ hơn so với hai hình thức xử lý còn lại. Xử lý dân sự thường yêu cầu chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, bao gồm thiệt hại về về sức khỏe con người, về tài sản và về môi trường. Đặc biệt, Bộ luật dân sự năm 2015 có một quy định rằng kể cả chủ thể không có lỗi nhưng gây ra ô nhiễm môi trường thì chủ thể đó vẫn phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật44. Quy định này cho thấy những nhà làm luật đã đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, miễn là chủ thể gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Xử lý hành chính: Đây là hình thức xử lý các chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật về xử lý rác thải y tế để lại hậu quả tuy nhiên chưa đến mức bị xử lý hình sự. Theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định bao gồm một số hành vi như: gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế…Các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức vi phạm tối đa là 2.000.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn có thể phải chịu những hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng từ 01 đến 24 tháng đối với các loại giấy phép có liên quan; tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện vi phạm; cùng với đó là các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả mà chủ thể gây ra.

- Xử lý hình sự: Hình thức xử lý có mức độ cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, áp dụng đối với các vi phạm mà hậu quả mà nó gây ra từ mức 43 Điều 16, điều 22, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

nghiêm trọng trở lên, cần phải điều chỉnh bằng các chế tài hình sự. Từ điều 235 đến điều 236 Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rất rõ về chế tài cho tội gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm các quy định về quản lý, xử lý rác thải nguy hại. Chế tài để điều chỉnh các hành vi này khá khắc nghiệt khi bao gồm cả phạt tiền lẫn phạt tù đối với cá nhân, cấm hoạt động kinh doanh đối với pháp nhân thương mại. Mức phạt tiền nhẹ nhất là 10.000.000 đồng cho đến 10.000.000.000 đồng, phạt tù nặng nhất lên đến 07 năm, cấm hoạt động kinh doanh trong vòng từ 01 đến 10 năm.

2.3. Tình hình áp dụng quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty Cổphần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13

Một phần của tài liệu Vũ Lân Dũng_LKT_820076 (3.2022) (Trang 52 - 55)