3. Về thái độ
- Tự giác, tích cực và chủ động trong thực hành.
4. Năng lực hướng tới
- Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hành thành thạo.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Có
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động.
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của bài 7, 8 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung bài tập và thực hành 1.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của trò chơi ô chữ và mong muốn tìm hiểu các nội dung bài tập và thực hành 1.
Nội dung hoạt động
- GV: Nhận xét, cho điểm các nhóm trả lời đúng. - GV: Dẫn dắt vào bài tập và thực hành 1.
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
3.2. Hình thành kiến thức
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại các nội dung trọng tâm của chủ đề 2. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Vận dụng các kiến thức đã học để soạn thảo, thực hiện, hiệu chỉnh chương trình đơn giản.
Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập
- Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra mànhình. hình.
- Biết được cách: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
- Biết một số công cụ của môi trường lập trình cụ thể.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên Hoạt động học
sinh Nội dung trình bày
- Chiếu lại các bài tập 1 đã làm ở lớp.
- Khởi động Turbo Pascal , gõ chương trình (tốc độ chậm) cho HS quan sát.
- Lưu, biên dịch, sửa lỗi, chạy chương trình.
- Hướng dẫn HS cách khởi động Pascal, gõ chương trình, lưu, biên dịch, sửa lỗi, chạy chương trình. - Quan sát HS viết chương trình và giải đáp một số thắc mắc của HS. - Lưu ý HS một số lỗi thường gặp và cách khắc phục. - Cộng điểm cho các nhóm làm nhanh và có các câu hỏi hay.
- Tóm tắt nội dung tiết học. - Quan sát. - Quan sát và ghi chú. - Thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của GV: Khởi động Pascal, gõ chương trình, lưu, biên dịch, sửa lỗi, chạy chương trình. - Viết chương trình và gửi những thắc mắc đến GV. - Lắng nghe, ghi chú.
Bài tập 1: Viết chương trình in ra màn hình dòng chữ. ‘xin chao lop 11’
begin
write(‘xin chao lop 11’); readln;
end.
Bài tập 2: Viết chương trình dòng chữ.
‘xin chao lop 11’ ‘truong thptthd’
begin
writeln(‘xin chao lop 11’);
write(‘truong thptthd’); readln;
end.
Bài tập 3: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b. Tính tổng và in ra màn hình tổng hai số nguyên đó. var a, b, t: integer; begin readln(a, b); t:=a+b; write(t); readln; end. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà xem lại các bài tập và xem trước phần câu hỏi và bài tập SGK trang 35, 36. - Viết chương trình nhập vào bán kính của hình tròn. Tính chu vi, diện tích của hình tròn đó và in ra màn hình.
DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1 (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết thực hiện một chương trình Pascal hoàn chỉnh đơn giản.
2. Kĩ năng
- Làm quen với một số dịch vụ cơ bản của Turbo Pascal trong việc soạn thảo, lưu trữ, dịch và thực hiện chương trình.
3. Thái độ
- Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng lập trình, thấy được lợi ích của lập trình phục vụ tính toán và giải được một số bài toán đã nêu trong nội dung chương II.
4. Năng lực hướng tới
- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề - Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo
- Hình thành và phát triển năng lực tự học.